Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau ”ăn quả nhớ kẻ trồng cây”hãy chứng minh câu tục ngữ trên = 1 bài văn nghị luận helpppppppppppppp

By Jade

Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau ”ăn quả nhớ kẻ trồng cây”hãy chứng minh câu tục ngữ trên = 1 bài văn nghị luận
helpppppppppppppp

0 bình luận về “Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau ”ăn quả nhớ kẻ trồng cây”hãy chứng minh câu tục ngữ trên = 1 bài văn nghị luận helpppppppppppppp”

  1.        Sống theo đạo lí là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam ta xưa nay. Trong đó lòng biết ơn luôn luôn được đề cao. Câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là lời tâm niệm thiêng liêng của con người VN về tình nghĩa ở đời

           Câu tục ngưx “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có 2 nghĩa

    nghiax đen : quả ở đây là trái cây. Khi chúng ta được ăn những trái cây ngon ngọt phải nhớ tới những người đổ mồ hôi mới trồng ra nó 

    nghĩa bóng : khác ở nghĩa đen. Quả ở đâu là thành quả lao động. Được hưởng thụ thành quả phải nhớ tới người dưngj nên.

    Cúng giỗ tổ tiên, ông bà, cha mẹ là tập tục cổ truyền tốt đepj của dân tộc VN. Đây là ngày con cháu tụ họp lại cùng thắp nén hương lên bàn thờ để tỏ lòng thành kính với những ngừoi sinh ra mình. Nhiều gia đình còn tổ chức lễ chúc thọ cho ông bà cha mẹ với hàm ý muốn cầu mong cho ông bà cha mẹ được sống lâu. 

    Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ lưu truyền ngàn đời, nhắc nhơr mọi người nhớ tới cội nguồn, ngày 10/3 âm lịch hàng năm, cả dân tộc thành kính hướng về ngày giỗ tổ hùng vương- ngừoi đã có công dựng nước. Các anh hùng luôn sống mãi trong tim con người VN. 

    Có bộ môn lịch sử để dạy cho thế hệ mầm non của đất nước về lịch sử nước nhà.

            Đạo lí “ ăn quả kẻ trồng cây” đax truyền tải một nếp sống quen thuộc, mang đậm bản sắc dân tộc. 

    Chúc bạn học tốt nha :3

    Trả lời
  2. Từ xưa đến nay, nhân dân ta đã thực hiện chưa biết bao là truyền thống tốt đẹp. Và “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “ Uống nước nhớ nguồn” là một trong những truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam

     Đúng là như vậy, nhưng đạo lí ấy đề cao sự biết ơn của mỗi người đối với người khác. Trong cuộc sống chúng ta, chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, mà không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tự vượt qua được. Vậy nên, sự giúp đỡ của những người xung quanh là rất cần thiết. Từ những chuyện nhỏ nhặt đến lớn lao, từ đơn giản đến phức tạp. Khi được người khác giúp đỡ thì những con người Việt Nam sẽ thể hiện lòng kính mến bằng sự biết ơn. Nhưng sự biết ơn ấy không phải là nói qua loa cho có mà nó xuất phát từ một sự chân thành tận đáy lòng.

     Kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam rất giàu đẹp và phong phú. Mang đến nhiều ý nghĩa và nội dung tâm đắc đến cho mọi người. Vậy “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” theo nghĩa đen là gì?, “ Ăn quả” thì phải nhớ đến người trồng ra quả. Ở đây muốn nói phải biết quý trọng những gì mình đã – đang – sẽ được hưởng từ những người làm ra chúng. Còn “ Uống nước nhớ nguồn” thì như nào? Cũng giống như đạo lí trên, khi uống nước thì phải nhớ đến nguồn nước, thứ đã mang lại vật chất tự nhiên cho mình. Nhưng hàm ý của chúng có thực sự mang ý nghĩa như vậy? Theo nghĩa bóng, đạo lí này nó theo một hướng hoàn toàn khác. Cụ thể, khi ăn hay sử dụng một thứ gì đó, hãy nhớ đến người làm ra chúng. Vua Hùng đã có công dựng nước, vì vậy hãy nhớ và biết ơn công lao của họ. Hay một thứ gì đó mình coi là biết ơn

     Nhân dân Việt Nam là người có đạo lí, vì vậy dân tộc ta luôn luôn có biểu hiện biết ơn, đặc biệt nhất là biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ,..và đi kèm nó là cách thể hiện lòng biết ơn của mình

     Cứ mỗi 10/3 âm lịch hằng năm, nhân dân ta lại mở lễ hội tại đền hùng- Phú Thọ, tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến với tồ tiên vua hùng đả có công xây dựng đất nước. Hay 19/ 5 hằng năm, dân tộc ta chào mừng và tổ chức lễ hội, thăm lăng chủ tịch Hồ Chí Minh nhân ngày sinh nhật của người. Hay việc nhỏ nhặt nhất là hằng năm, cứ mỗi ngày giỗ tổ tiên, giỗ ông bà, gia dình mua hoa quả thắp hương, tỏ lòng nhớ ơn họ

     Ngày thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáo Việt Nam, quốc tế phụ nữ,…là những ngày do đảng và nhà nước tổ chức, nhằm tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới họ

    Qua những dẫn chứng trên cho ta thấy, con người Việt Nam luôn sống theo đạo lí “ Ăn quả nhớ kẻ trồng  cây”, “ uống nước nhớ nguồn”. Qua đó ta có được bài học là phải biết ơn, tôn thờ những vị cha anh ngày trước cũng như những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.

    Trả lời

Viết một bình luận