nhận xét của em về 2 nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX phan bội châu và phan châu trinh

nhận xét của em về 2 nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX phan bội châu và phan châu trinh

0 bình luận về “nhận xét của em về 2 nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX phan bội châu và phan châu trinh”

  1. 1-Điểm tương đồng trong hai con đường cứu nước của hai cụ Phan.

    -Cả hai cụ Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu đều là đại diện cho phong trào dân tộc dân chủ của tầng lớp sỹ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ XX, đều xác định được kẻ thù của dân tộc là thực dân Pháp. 

    -Tính chất: Đều đi theo con đường dân chủ tư sản, đều sinh ra trong hoàn cảnh đất nước đang nằm trong tay đế quốc Pháp, Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm xã hội Việt Nam biến chuyển và phân hóa cùng với đó là sự du nhập cuả trào lưu.Chủ trương cứu nước của các cụ vừa giống nhau vừa thống nhất với nhau ở khái niệm “ Dân nước và nước dân”. 

    -Kết quả: Đều bị đàn áp và đi đến con đường thất bại.

    -Ý nghĩa: Thúc dục lòng yêu nước của nhân dân đương thời, tạo nên trong lòng xã hội những mầm móng, tư tưởng thúc đẩy sự phát triển của những con đường cứu nước theo những khuynh hướng khác, đã sử dụng được sức mạnh của nhân dân làm gốc, tiếp thu được những kết quả của cách mạng thể giới, cả hai cụ đều hoạt động ở cả trong và ngoài nước

    2-Điểm khác nhau giữa hai con đường cứu nước

    a-Con đường bạo động của cụ Phan Bội Châu

    -Nhiệm vụ :Đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục lại chế đội phong kiến ( Thành lập Duy Tân Hội, tổ chức phong trào Đông du…)

    -Chủ trương:vận động quần chúng tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài ( Nhật bản), tổ chức bạo động đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc. Xây dựng chế độ chính trị Quân chủ lập hiến.

    -Con đường cứu nước: “cứu nước để cứu dân” 

    -Xu hướng: Bạo động vũ trang

    -Hoạt động tiêu biểu: Thành lập các hội, cùng với việc đưa học sinh sang Nhật Bản học tập, phát động phong trào Đông Du,…

    Con đường cứu nước của Phan Bội Châu mặc dù được phần đông quần chúng nhân dân ủng hộ nhưng kết quả cuối cùng là đi đến sự thất bại. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là sai lầm trong chủ trương của cụ.

    Điểm mạnh ở đây chính là cụ đã biết tiếp thu những kết quả trong công cuộc đổi mới của Nhật Bản nhưng cũng chính vì lẽ này mà cụ đã xác định sai con đường cứu của mình, cụ chủ trương dựa vào Nhật Bản để đánh đuổi thực dân Pháp. Nhưng thực tế cho thấy một điều khá rõ ràng rằng, Đế quốc Nhật Bản là một nước đi theo “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt”, cũng tích cực bành trướng thuộc địa như thực dân châu Âu. Đến thời điểm đó, Nhật Bản đã xâm chiếm và đô hộ Triều Tiên, và chuẩn bị xâm chiếm Trung Quốc.

    Do vậy chủ trương của Phan Bội Châu là rất khó thành công, và dù có thành công thì Việt Nam sẽ lại phải đối diện với mối nguy mới từ Nhật Bản. Vì lẽ ấy, Nguyễn Ái Quốc dù khâm phục lòng yêu nước của Phan Bội Châu nhưng nhận xét đường lối của ông giống như “Đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.

    b-Con đường cứu nước của Phan Châu Trinh

    -Nhiệm vụ: Đánh đổ phong kiến, thực hiện cải cách xã hội “ Khai thông dân trí, mở mang dân quyền”

    -Chủ trương: Giương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội, chủ trương cứu nước bằng phương pháp nâng cao dân trí, dân quyền. Vạch trần chế độ vua quan phong kiến thối nát, đòi Pháp sửa đổi chính sách cai trị thuộc địa, mở mang công thương nghiệp và tự cường.

    -Con đường cứu nước: “cứu dân để cứu nước” 

    -Xu hướng: Cải cách dân chủ .

    Nhưng trên hết, phong trào cứu nước của cụ cũng góp phần cổ vũ tinh thần tự lập, tự cường, tư tưởng giáo dục, tư tưởng chống lạc hậu của nhân dân ta. Tuy vậy, không thể không nói đến nguyên nhân chủ yếu làm khuynh hướng này cuối cùng cũng đi vào con đường của sự thất bại như phong trào của cụ Phan Bội Châu chính là sự ảo tưởng trong mục đích muốn ôn hòa và yêu cầu Pháp có thể thay đổi phương thức bóc lột nhân dân ta mà sau này Nguyễn Ái Quốc đã có câu nhận xét như sau: “Cụ Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương, đó là sai lầm chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương”

    Hoặc Tôn Quang Phiệt nhận xét về chủ trương của Phan Châu Trinh như sau:

    Phan Chu trinh hô hào: Không bạo động, bạo động là chết… Phan Chu Trinh đã muốn thực hiện chương trình khai dân trí, xướng dân quyền của dân mình; dân đã khôn ngoan tiến bộ về mọi mặt, đã biết dùng quyền của mình thì mới có thể độc lập được. Tuy nhiên, cứ lấy tư cách một người thân sĩ chân không mà hô hào cải lương thì làm sao mà được toàn dân hưởng ứng, toàn dân thực hiện được; mà toàn dân không hưởng ứng, không thực hiện, thì cải lương với ai?

    Cả hai phái bạo động và cải lương đều thất bại, vì lúc đó nước ta chưa đủ điều kiện chủ quan và khách quan để đuổi được ngoại xâm giành được độc lập. Tuy nhiên, cách mạng võ trang của Phan Bội Châu được người sau noi theo và đã thành công. Các nhà hoạt động cách mạng thường nói “thất bại là mẹ thành công”, trường hợp này rất đúng. Còn chủ trương cải lương của Phan Chu Trinh thì bị thất bại và bị phá sản luôn, sau Phan Chu Trinh những nhà chân chính ái quốc của nước ta không ai đi theo con đường ấy nữa.

    Bình luận
  2. Điểm giống:

    – Đều mong muốn thực hiện mục đích làm cách mạng là cứu nước, cứu dân.

    – Đều thấy rằng cần phải đi ra nước ngoài để tìm đường cứu nước, học hỏi kinh nghiệm cách mạng các nước để về làm cách mạng ở Việt Nam.

    Khác nhau:

    – Phan Bội Châu chủ trương bạo động bằng cách vận động quần chúng và tranh thủ sự giúp đỡ bên ngoài (cầu viện Nhật Bản ) để tiến hành chống Pháp, xây dựng nên một chế độ chính trị mới ở Việt Nam.

    – Phan Châu Trinh chủ trương dựa vào Pháp chống triều đình phong kiến, tiến hành cải cách duy tân nhằm giành lại tự do dân chủ nhằm nâng cao dân trí, dân quyền làm điều kiện tiên quyết giành độc lập dân tộc….

    Chúc bạn học tốt!Nếu được cho mình xin CTLHN nha!

    Bình luận

Viết một bình luận