nhận xét của em về giai đoạn 1 phong trào cần vương 1885-1888 và trình bày nguyên nhân ý nghĩa phong trào cần vương

By Madeline

nhận xét của em về giai đoạn 1 phong trào cần vương 1885-1888 và trình bày nguyên nhân ý nghĩa phong trào cần vương

0 bình luận về “nhận xét của em về giai đoạn 1 phong trào cần vương 1885-1888 và trình bày nguyên nhân ý nghĩa phong trào cần vương”

  1. Lời giải chi tiết

    – Cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi chạy lên căn cứ Tân Sở (Quảng Trị).

    – Ngày 13-7-1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương”, kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.

    => Một phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX, được gọi là Phong trào Cần Vương.

    – Phong trào Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX. Chia làm 2 giai đoạn:

    + Giai đoạn 1 (1885 – 1888), phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra. Tháng 11-1888, nhờ có tay sai dẫn đường, quân Pháp bắt vua Hàm Nghi đi đày sang An-giê-ri (châu Phi). Phong trào Cần Vương vẫn được duy trì.

    + Giai đoạn 2 (1888 – 1896), phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn, tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì.

    CHÚC BẠN HỌC TỐT , NẾU MÌNH LÀM SAI THÌ BẠN HÃY BẢO MÌNH CHỨ ĐỪNG BÁO VI PHẠM MÌNH NHÉ

    Trả lời
  2. Nhận xét của em về giai đoạn 1 phong trào cần vương 1885-1888 và trình bày nguyên nhân ý nghĩa phong trào cần vương:

    – Về thời gian : phong trào Cần vương diễn ra trong thời gian dài (từ 1885 đến 1896).

    – Về địa bàn : Phong trào diễn ra trên địa bàn rộng lớn khắp Bắc Kì và Trung Kì.

    – Về lực lượng :

    + Lãnh đạo là các văn thân, sĩ phu yêu nước.

    + Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia (người Kinh, người dân tộc thiểu số, người Lào).

    -Về tính chất : Phong trào Cần vương là phong trào yêu nước chống Pháp bị chi phối bởi hệ tư tưởng phong kiến (vì nó nhằm giúp vua chống Pháp để xây dựng lại vương triều phong kiến).

    – Về phương pháp đấu tranh : chủ yếu nặng về khởi nghĩa vũ trang. ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị…

    – Kết quả : cuối cùng phong trào Cần vương bị thất bại do so sánh lực lượng giữa ta và địch chênh lệch ; sai lầm trong tổ chức lãnh đạo…

    – Ý nghĩa : Phong trào Cần vương thể tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta: phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc…

    Chúc bạn học tốt, nếu đc thì cho mình ctlhn nhé

    Trả lời

Viết một bình luận