Nhận xét đúng về đặc điểm của các nước anh pháp mĩ đức cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20
0 bình luận về “Nhận xét đúng về đặc điểm của các nước anh pháp mĩ đức cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20”
a). Tình hình kinh tế:
– Đầu thập niên 70 của thế kỷ XIX, nền công nghiệp Anh vẫn đứng đầu thế giới. Sản lượng than của Anh gấp 3 lần Mĩ và Đức; sản lượng gang gấp 4 lần Mĩ và gần 5 lần Đức. Về xuất khẩu kim loại, sản lượng của 3 nước Pháp, Đức, Mĩ gộp lại không bằng Anh.
– Từ cuối thập niên 70, Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, mất cả vai trò lũng đoạn thị trường thế giới, bị Mĩ và Đức vượt qua.
Nguyên nhân:
+ Máy móc xuất hiện sớm nên cũ và lạc hậu, việc hiện đại hóa rất tốn kém.
+ Một số lớn tư bản chạy sang thuộc địa, vì ở đây lợi nhuận nhiều hơn chính quốc. Mặt khác, cướp đoạt thuộc địa có lợi nhiều hơn so với đầu tư cải tạo công nghiệp.
– Tuy vậy, Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất cảng tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa.
– Trong thời kì này, nhiều công ti đặc quyền xuất hiện ở hầu hết các ngành công nghiệp. Quá trình tập trung tư bản diễn ra mạnh mẽ, nhiều tổ chức độc quyền ra đời chi phối toàn bộ đời sống kinh tế nước Anh, 5 ngân hàng ở khu Xi-ti Luân Đôn nắm 70% số tư bản cả nước.
– Anh là nước quân chủ lập hiến, thực hiện chế độ hai Đảng (Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ) thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản, đàn áp phong trào quần chúng và đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
– Đây là thời kì giai cấp tư sản Anh tăng cường mở hệ thống thuộc địa đặc biệt ở châu Á và châu Phi.
– Chủ nghĩa đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn (chiếm 1/4 dân số thế giới), hệ thống thuộc địa rộng lớn của đế quốc Anh đầu thế kỷ XX trải dài từ Bắc Mĩ, châu Phi, châu Á đến châu Đại Dương…
a). Tình hình kinh tế:
– Đầu thập niên 70 của thế kỷ XIX, nền công nghiệp Anh vẫn đứng đầu thế giới. Sản lượng than của Anh gấp 3 lần Mĩ và Đức; sản lượng gang gấp 4 lần Mĩ và gần 5 lần Đức. Về xuất khẩu kim loại, sản lượng của 3 nước Pháp, Đức, Mĩ gộp lại không bằng Anh.
– Từ cuối thập niên 70, Anh mất dần địa vị độc quyền công nghiệp, mất cả vai trò lũng đoạn thị trường thế giới, bị Mĩ và Đức vượt qua.
Nguyên nhân:
+ Máy móc xuất hiện sớm nên cũ và lạc hậu, việc hiện đại hóa rất tốn kém.
+ Một số lớn tư bản chạy sang thuộc địa, vì ở đây lợi nhuận nhiều hơn chính quốc. Mặt khác, cướp đoạt thuộc địa có lợi nhiều hơn so với đầu tư cải tạo công nghiệp.
– Tuy vậy, Anh vẫn chiếm ưu thế về tài chính, xuất cảng tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa.
– Trong thời kì này, nhiều công ti đặc quyền xuất hiện ở hầu hết các ngành công nghiệp. Quá trình tập trung tư bản diễn ra mạnh mẽ, nhiều tổ chức độc quyền ra đời chi phối toàn bộ đời sống kinh tế nước Anh, 5 ngân hàng ở khu Xi-ti Luân Đôn nắm 70% số tư bản cả nước.
– Nông nghiệp khủng hoảng trầm trọng, phải nhập khẩu lương thực.
b). Tình hình chính trị
– Anh là nước quân chủ lập hiến, thực hiện chế độ hai Đảng (Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ) thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản, đàn áp phong trào quần chúng và đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
– Đây là thời kì giai cấp tư sản Anh tăng cường mở hệ thống thuộc địa đặc biệt ở châu Á và châu Phi.
– Chủ nghĩa đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn (chiếm 1/4 dân số thế giới), hệ thống thuộc địa rộng lớn của đế quốc Anh đầu thế kỷ XX trải dài từ Bắc Mĩ, châu Phi, châu Á đến châu Đại Dương…
Đều là cường quốc , chuyển từ chế độ tư bản thành đế quốc
do sự phát triển cao nên nhu câu về thị trường nguyên liệu tăng => tăng cường xâm chiếm thuộc địa