nhận xét về bút sáp của an ma tốp cua hai cay phong
Bạn giúp mình vs thank you
0 bình luận về “nhận xét về bút sáp của an ma tốp cua hai cay phong
Bạn giúp mình vs thank you”
Là một tác phẩm nỗi tiếng của nhà văn Nga Ai-ma-tốp, Người thầy đầu tiên đã đem lại cho tác giả giải thưởng Lênin. Đồng thời đem lại cho người đọc những cảm nhận sâu sắc qua hình ảnh hai cây phong. Đoạn trích Hai cây phong nằm ở phần đầu thiên truyện với hình ảnh tiêu biểu là hai cây phong sinh đôi trên đồi cao chính là biểu tượng của làng Ku-ku-rêu, là vẻ đẹp tâm hồn của lớp trẻ, là sự gắn bó giữa cây và người, giữa người thầy đầu tiên và những người tiếp bước thầy. Từ hai cây phong ấy, tầm nhìn của lớp trẻ xa dần, rộng thêm, tương lai của chúng cũng vì thế mà rộng mở. Đúng như ai đó đã nhận định: Ngọn cây và tầm nhìn.
Tài năng sáng tạo nghệ thuật của Ai-ma-tốp được thể hiện trong đoạn văn bằng ngòi bút miêu tả xen lẫn tự sự, thời gian hiện tại xen lẫn với hồi tưởng quá khứ, nhân vật chúng tôi song song đồng hiện với nhân vật tôi, cùng tâm sự, sẻ chia từng suy nghĩ, cảm xúc với người đọc. Do đó, ngôn từ, hình ảnh cứ chấp chới bay lượn, lúc ẩn, lúc hiện, lúc thực, lúc mơ rất thú vị. Hình ảnh hai cây phong hiện lên, những trò vui tuổi trẻ được kể lại, những suy nghĩ sâu lăng, những cảm xúc dạt dào cứ ngân lên sau mỗi câu, mỗi chữ.
Nhà văn đã hóa thân vào nhân vật tôi, người họa sĩ đã vẽ lại hình ảnh hai cây phong mà từ xa nhìn lại ngỡ như thấy những ngọn hải đăng đặt trên núi. Ngọn hải đăng đứng bên bờ biển tỏa ánh sáng soi đường, dẫn dắt những con tàu cập bén. Còn hai cây phong kia cũng đã từng làm nhiệm vụ chỉ lối dẫn đường cho biết bao người con của làng Ku-ku-rêu hướng về, tìm về quê hương. Nghệ thuật so sánh của nhà văn vô cùng có ý nghĩa. Vì cứ thế, mỗi lân về quê, tôi – người họa sĩ, người kể chuyện – xác định bổn phận đầu tiên là từ xa đưa ánh mắt tìm hai cây phong thân thuộc. Và cứ mỗi lần như thế, tôi lại mong sao chóng về tới làng, chóng được lên đồi đứng với cây, đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa, ngây ngất.
Bên cạnh hai cây phong đứng sừng sững, hiên ngang trên đôi cao như một biểu tượng tâm hồn quê hương còn có hình ảnh một người con yêu quê hương da diết. Nhờ tình yêu ấy mà tôi – nhân vật kể chuyện nghe được tiếng nói riêng, những lời ca êm dịu của hai cây phong, hai sinh thể sống động như con người. Tác giả đã hóa thân vào nhân vật phải chăng đó là một sáng tạo trong nghệ thuật đặc sắc của Ai-ma-tốp, để rồi kể, miêu tả với hàng loạt những liên tưởng, so sánh, nhân hóa âm thanh tiếng nói của hai cây phong. Dù ban ngày hay ban đêm, chúng vẫn nghiêng ngả, lay động lá cành không ngớt tiếng rì rào… có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ bãi cát…, có khi… thì thầm… nồng thắm… như một đốm lửa vô hình, có lúc khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào… Và khi mây đen kéo đến thì hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực. Phải là một người mang một tâm hồn nghệ sĩ hài hòa hai tố chất hội họa và âm nhạc, thì mới vẽ lại được những đường nét, sắc màu, nghe lại được những âm thanh trầm bỗng, thấm đượm hơi lửa nồng ấm, đắm say của những vẻ đẹp mà hai cây phong đã phô ra, đã chuyển tới. Hai cây phong qua cảm nhận của người nghệ sĩ đã hiện lên với hình hài cao lớn, hiên ngang, với đường nét lá cành uyển chuyển, nhất là với tiếng reo đa âm thanh… kì diệu. Phải chăng đó là hình ảnh của quê hương, cũng là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, dẻo dai, kiên hùng bất khuất mà vẫn dịu dàng, thân thương của những con người làng Ku-ku-rêu. Khi người họa sĩ đứng dưới gốc cây nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa, ngây ngất. Đoạn văn có nhiều hình ảnh, từ ngữ tượng hình, tượng thanh sinh động có tác dụng truyền cảm tới người đọc, hấp dẫn như một khúc hát tâm tình mà sâu lắng. Để rồi người nghe phải thốt lên rằng: ôi! Tình yêu quê hương trong tâm hồn Ai-ma-tốp đã ngây ngất hòa quyện cùng với đất trời, cây lá, hòa quyện cùng với con người quê hương!
Là một tác phẩm nỗi tiếng của nhà văn Nga Ai-ma-tốp, Người thầy đầu tiên đã đem lại cho tác giả giải thưởng Lênin. Đồng thời đem lại cho người đọc những cảm nhận sâu sắc qua hình ảnh hai cây phong. Đoạn trích Hai cây phong nằm ở phần đầu thiên truyện với hình ảnh tiêu biểu là hai cây phong sinh đôi trên đồi cao chính là biểu tượng của làng Ku-ku-rêu, là vẻ đẹp tâm hồn của lớp trẻ, là sự gắn bó giữa cây và người, giữa người thầy đầu tiên và những người tiếp bước thầy. Từ hai cây phong ấy, tầm nhìn của lớp trẻ xa dần, rộng thêm, tương lai của chúng cũng vì thế mà rộng mở. Đúng như ai đó đã nhận định: Ngọn cây và tầm nhìn.
Tài năng sáng tạo nghệ thuật của Ai-ma-tốp được thể hiện trong đoạn văn bằng ngòi bút miêu tả xen lẫn tự sự, thời gian hiện tại xen lẫn với hồi tưởng quá khứ, nhân vật chúng tôi song song đồng hiện với nhân vật tôi, cùng tâm sự, sẻ chia từng suy nghĩ, cảm xúc với người đọc. Do đó, ngôn từ, hình ảnh cứ chấp chới bay lượn, lúc ẩn, lúc hiện, lúc thực, lúc mơ rất thú vị. Hình ảnh hai cây phong hiện lên, những trò vui tuổi trẻ được kể lại, những suy nghĩ sâu lăng, những cảm xúc dạt dào cứ ngân lên sau mỗi câu, mỗi chữ.
Nhà văn đã hóa thân vào nhân vật tôi, người họa sĩ đã vẽ lại hình ảnh hai cây phong mà từ xa nhìn lại ngỡ như thấy những ngọn hải đăng đặt trên núi. Ngọn hải đăng đứng bên bờ biển tỏa ánh sáng soi đường, dẫn dắt những con tàu cập bén. Còn hai cây phong kia cũng đã từng làm nhiệm vụ chỉ lối dẫn đường cho biết bao người con của làng Ku-ku-rêu hướng về, tìm về quê hương. Nghệ thuật so sánh của nhà văn vô cùng có ý nghĩa. Vì cứ thế, mỗi lân về quê, tôi – người họa sĩ, người kể chuyện – xác định bổn phận đầu tiên là từ xa đưa ánh mắt tìm hai cây phong thân thuộc. Và cứ mỗi lần như thế, tôi lại mong sao chóng về tới làng, chóng được lên đồi đứng với cây, đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa, ngây ngất.
Bên cạnh hai cây phong đứng sừng sững, hiên ngang trên đôi cao như một biểu tượng tâm hồn quê hương còn có hình ảnh một người con yêu quê hương da diết. Nhờ tình yêu ấy mà tôi – nhân vật kể chuyện nghe được tiếng nói riêng, những lời ca êm dịu của hai cây phong, hai sinh thể sống động như con người. Tác giả đã hóa thân vào nhân vật phải chăng đó là một sáng tạo trong nghệ thuật đặc sắc của Ai-ma-tốp, để rồi kể, miêu tả với hàng loạt những liên tưởng, so sánh, nhân hóa âm thanh tiếng nói của hai cây phong. Dù ban ngày hay ban đêm, chúng vẫn nghiêng ngả, lay động lá cành không ngớt tiếng rì rào… có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ bãi cát…, có khi… thì thầm… nồng thắm… như một đốm lửa vô hình, có lúc khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào… Và khi mây đen kéo đến thì hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực. Phải là một người mang một tâm hồn nghệ sĩ hài hòa hai tố chất hội họa và âm nhạc, thì mới vẽ lại được những đường nét, sắc màu, nghe lại được những âm thanh trầm bỗng, thấm đượm hơi lửa nồng ấm, đắm say của những vẻ đẹp mà hai cây phong đã phô ra, đã chuyển tới. Hai cây phong qua cảm nhận của người nghệ sĩ đã hiện lên với hình hài cao lớn, hiên ngang, với đường nét lá cành uyển chuyển, nhất là với tiếng reo đa âm thanh… kì diệu. Phải chăng đó là hình ảnh của quê hương, cũng là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, dẻo dai, kiên hùng bất khuất mà vẫn dịu dàng, thân thương của những con người làng Ku-ku-rêu. Khi người họa sĩ đứng dưới gốc cây nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa, ngây ngất. Đoạn văn có nhiều hình ảnh, từ ngữ tượng hình, tượng thanh sinh động có tác dụng truyền cảm tới người đọc, hấp dẫn như một khúc hát tâm tình mà sâu lắng. Để rồi người nghe phải thốt lên rằng: ôi! Tình yêu quê hương trong tâm hồn Ai-ma-tốp đã ngây ngất hòa quyện cùng với đất trời, cây lá, hòa quyện cùng với con người quê hương!