Nhận xét về cách đánh giặc của Triệu Quang Phục rút ra điểm giống với cách đánh quân Tần của cư dân Tây Âu Lạc Việt Trình bày những nét nổi bật, về cô

By Melanie

Nhận xét về cách đánh giặc của Triệu Quang Phục rút ra điểm giống với cách đánh quân Tần của cư dân Tây Âu Lạc Việt
Trình bày những nét nổi bật, về công lao của các vị anh hùng đối với dân tộc: Hai Bà Trưng, bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan

0 bình luận về “Nhận xét về cách đánh giặc của Triệu Quang Phục rút ra điểm giống với cách đánh quân Tần của cư dân Tây Âu Lạc Việt Trình bày những nét nổi bật, về cô”

  1. Trả lời :

    + Bà Triệu :

    – Diễn biến :

    Diễn biến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu :
    – Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.
    – Từ căn cứ Phú Điền, nghĩa quân nhanh chóng đánh chiếm các thành của bọn đỏ hộ ở quận Cửu Chân rồi từ đó đánh rộng ra khắp Giao Châu. Sử nhà Ngô chép : “Năm 248, toàn thể Giao Châu đều chấn động”. Nhà Ngô cử Lục Dận đem 6000 quân sang đàn áp. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền – Hậu Lộc – Thanh Hoá).

    – ý nghĩa :

    Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu tuy thất bại, nhưng đã để lại một dấu son sáng ngời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Dân tộc ta nói chung, Thanh Hóa nói riêng rất tự hào đã sản sinh ra vị nữ Anh hùng đã làm nên những chiến công rạng rỡ cho dân tộc. Tinh thần yêu nước, chí khí quật cường cùng sự hy sinh lẫm liệt của Bà Triệu không chỉ làm cho kẻ thù khiếp sợ mà còn là nguồn cổ vũ lớn lao đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập tự chủ của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử.

    + Mai Thúc Loan :

    – Diễn Biến :

    – Khoảng đầu thế kỉ VIII, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Hoan Châu. Nhân dân Ái Châu, Diễn Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan xưng đế (Mai Hắc Đế), và chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) xây dựng căn cứ.
    – Mai Thúc Loan liên kết với nhân dân khắp Giao Châu và Cham-pa tấn công Tống Bình, viên đô hộ là Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc.

    – Ý nghĩa :

    Thể hiện ý chí, quyết tâm cho nhân dân ta đấu tranh cho độc lập tự do của Tổ quốc

    + Hai Bà Trưng :

    – Diễn biến :

    ‐ Mùa xuân năm 40 ﴾ tháng 3 dương lịch ﴿. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ﴾ Hà Nội ﴿, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tìm hiểu Cổ Loa, Luy Lâu. ‐ Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam Hả, quân Hán ở các quận khác bị đánh tan .

    – ý nghĩa :

    – Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân dân tộc. khẳng định ý thức độc lập của dân tộc.

    + Lý Bí

    – Diễn Biến :

    – Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí: + Năm 542, cuộc khởi nghĩa bùng nổ. Hào kiệt khắp nơi về hưởng ứng. + Chưa đầy ba tháng, nghĩa quân đã chiếm hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư bỏ chạy về Trung Quốc. + Tháng 4 – 542 và đầu năm 543, quân Lương hai lần đem quân sang đàn áp, quân ta chủ động tiến đánh quân địch và giành thắng lợi.

    – ý nghĩa :

    -Tinh thần chiến đấu dũng cảm ;cách đánh giặc chủ động ,sáng tạo.
    -Cuộc khởi nghĩa diễn ra trong khoảng thời gian ngắn và nhanh chóng giành thắng lợi
    -Tinh thần chiến đấu anh dũng của nghĩa quân
    -Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh
    -Sự đoàn kết,ủng hộ nhiệt tình của nhân dân
    -Sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa
    -Thể hiện tinh thần yêu nước và lòng quyết tâm dành độc lập của nhân dân ta
    -Đưa đất nước ta thoát khỏi ách thống trị cuả nhà Lương

    + Phùng Hưng :

    Từ năm 766 đến 791, Phùng Hưng là hào trưởng đất Đường Lâm (xã Cao Lâm, Ba Vì, Hà Tây) đã phát động cuộc khởi nghĩa lớn chống chính quyền đô hộ triều nhà Đường. Ba anh em Phùng Hưng, Phùng Hải, Phùng Dĩnh lãnh đạo nghĩa quân nổi dậy làm chủ Đường Lâm và đánh chiếm một vùng đất rộng lớn, xây dựng thành căn cứ đánh, giặc. Cuộc khởi nghĩa kéo dài 20 năm, có thời gian đã chiếm được thành Tống Bình (Hà Nội). Ông được tôn là Bố Cái Đại Vương.

    – ý nghĩa :

    Tiểu biểu cho ý chí quyết dành độc lâpj cho dân tộc .

    Trả lời

Viết một bình luận