nhận xét về đặc điểm của cách miêu tả anh hùng từ hải trong đoạn trích chí khí anh hùng
0 bình luận về “nhận xét về đặc điểm của cách miêu tả anh hùng từ hải trong đoạn trích chí khí anh hùng”
Nhân vật Từ Hải trong tác phẩm Truyện Kiều được tác giả Nguyễn Du xây dựng mang hình tượng của một bậc anh hùng cái thế, hành xử trượng nghĩa, uy thế vang danh bốn phương, là một người có những hoài bão và khát vọng lập chí lớn.Đó cũng chính là mơ ước của Nguyễn Du về một người anh hùng cứu thế, có sắc vóc phi thường và sống có lí tưởng, có sự nghiệp, đại diện cho tự do và công lí. Qua đoạn trích “Chí khí anh hùng”, Nguyễn Du đã xây dựng Từ Hải với cảm hứng ngợi ca theo bút pháp ước lệ, lí tưởng hoá.
Nhà thơ đã khắc hoạ hình ảnh nhân vật mang dáng dấp của một “quốc sĩ” phóng túng, oai hùng, chỉ với “thanh gươm yên ngựa” sẽ tạo dựng được nghiệp lớn, ngày trở về “sẽ có mười vạn tinh binh”. Điều đó cho thấy tư thế của người anh hùng sẵn sàng xông pha nơi chiến trường “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”. Hình ảnh cánh chim bằng lướt gió tung mây “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi” ở phần kết của đoạn thơ đã mở ra hình ảnh người anh hùng mang một sắc vóc kì vĩ, lớn lao.
Bên cạnh đó, nhà thơ còn hình ảnh hoá người quân tử bắt đầu con đường hành hiệp trượng nghĩa, gây dựng sự nghiệp lớn với khí chất cao ngút trời qua cách sử dụng các tính từ, động từ mạnh: “thoắt, dứt, thẳng rong, tinh binh, phi thường, dặm khơi, bốn bể,…” miêu tả sắc vóc, hoài bão, khát vọng của một bậc “trượng phu”.
Qua cách đối thoại với Thuý Kiều, tác giả cũng đặc tả với lẽ thường tình. Chàng coi Thuý Kiều là “tâm phúc tương tri”, khuyên nàng hãy vượt qua những suy nghĩ của một “nữ nhi thường tình” để làm vợ của một người anh hùng. Từ Hải đã nâng vị thế của Thuý Kiều từ một kĩ nữ lầu xanh ngang tầm với một người anh hùng như mình, coi nàng là tri kỉ. Điều đó chứng tỏ, Từ Hải là người anh hùng mạnh mẽ, người chồng hết mực chân thành, yêu thương vợ. Chàng còn khắc ghi vào trong tâm trí Thuý Kiều, hãy tin vào ngày chàng khải hoàn trở về trong khúc tráng ca oai hùng, sẽ đón nàng về tư dinh với không khí trang trọng nhất. Thể hiện niềm tin sắt đá vào bản thân, sự nghiệp, sự coi trọng hết mực dành cho Kiều.
Nguyễn Du đã rất thành công trong việc vận dụng linh hoạt từ ngữ, hình ảnh, để xây dựng nhân vật theo lối lí tưởng hoá. Bút pháp đó đã khắc hoạ hình ảnh người anh hùng Từ Hải, đầy bản lĩnh, tự tin quyết liệt vào tài năng của mình. Đó cũng chính là người anh hùng của chính nghĩa, lẽ công bằng, coi trọng phẩm giá và hết mực chung thuỷ. Một người anh hùng mẫu mực trong ước mơ không chỉ của riêng nhà thơ mà còn là của tất cả mọi người.
Nhân vật Từ Hải trong tác phẩm Truyện Kiều được tác giả Nguyễn Du xây dựng mang hình tượng của một bậc anh hùng cái thế, hành xử trượng nghĩa, uy thế vang danh bốn phương, là một người có những hoài bão và khát vọng lập chí lớn.Đó cũng chính là mơ ước của Nguyễn Du về một người anh hùng cứu thế, có sắc vóc phi thường và sống có lí tưởng, có sự nghiệp, đại diện cho tự do và công lí. Qua đoạn trích “Chí khí anh hùng”, Nguyễn Du đã xây dựng Từ Hải với cảm hứng ngợi ca theo bút pháp ước lệ, lí tưởng hoá.
Nhà thơ đã khắc hoạ hình ảnh nhân vật mang dáng dấp của một “quốc sĩ” phóng túng, oai hùng, chỉ với “thanh gươm yên ngựa” sẽ tạo dựng được nghiệp lớn, ngày trở về “sẽ có mười vạn tinh binh”. Điều đó cho thấy tư thế của người anh hùng sẵn sàng xông pha nơi chiến trường “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”. Hình ảnh cánh chim bằng lướt gió tung mây “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi” ở phần kết của đoạn thơ đã mở ra hình ảnh người anh hùng mang một sắc vóc kì vĩ, lớn lao.
Bên cạnh đó, nhà thơ còn hình ảnh hoá người quân tử bắt đầu con đường hành hiệp trượng nghĩa, gây dựng sự nghiệp lớn với khí chất cao ngút trời qua cách sử dụng các tính từ, động từ mạnh: “thoắt, dứt, thẳng rong, tinh binh, phi thường, dặm khơi, bốn bể,…” miêu tả sắc vóc, hoài bão, khát vọng của một bậc “trượng phu”.
Qua cách đối thoại với Thuý Kiều, tác giả cũng đặc tả với lẽ thường tình. Chàng coi Thuý Kiều là “tâm phúc tương tri”, khuyên nàng hãy vượt qua những suy nghĩ của một “nữ nhi thường tình” để làm vợ của một người anh hùng. Từ Hải đã nâng vị thế của Thuý Kiều từ một kĩ nữ lầu xanh ngang tầm với một người anh hùng như mình, coi nàng là tri kỉ. Điều đó chứng tỏ, Từ Hải là người anh hùng mạnh mẽ, người chồng hết mực chân thành, yêu thương vợ. Chàng còn khắc ghi vào trong tâm trí Thuý Kiều, hãy tin vào ngày chàng khải hoàn trở về trong khúc tráng ca oai hùng, sẽ đón nàng về tư dinh với không khí trang trọng nhất. Thể hiện niềm tin sắt đá vào bản thân, sự nghiệp, sự coi trọng hết mực dành cho Kiều.
Nguyễn Du đã rất thành công trong việc vận dụng linh hoạt từ ngữ, hình ảnh, để xây dựng nhân vật theo lối lí tưởng hoá. Bút pháp đó đã khắc hoạ hình ảnh người anh hùng Từ Hải, đầy bản lĩnh, tự tin quyết liệt vào tài năng của mình. Đó cũng chính là người anh hùng của chính nghĩa, lẽ công bằng, coi trọng phẩm giá và hết mực chung thuỷ. Một người anh hùng mẫu mực trong ước mơ không chỉ của riêng nhà thơ mà còn là của tất cả mọi người.