nhập vai vào nhân vật trương sinh trong chuyện người con gái nam xương để kể về cuộc sống vũ nương nơi trần thế

nhập vai vào nhân vật trương sinh trong chuyện người con gái nam xương để kể về cuộc sống vũ nương nơi trần thế

0 bình luận về “nhập vai vào nhân vật trương sinh trong chuyện người con gái nam xương để kể về cuộc sống vũ nương nơi trần thế”

  1. Tôi là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương người đời yêu quí gọi tôi là Vũ Nương. Tôi vốn con nhà nghèo khó nhưng được cha mẹ dạy bảo ân cần chu đáo nên người trong làng khen tôi tính tình thùy mị nết na lại thêm có tư dung tốt đẹp vì thế có bao nhiêu trai làng bám đuổi. Trong đó có chàng Trương Sinh con nhà hào phú xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới tôi về làm vợ. Chính cuộc hôn nhân khập khiễng này khiến tôi gặp bao điều khó khăn. Ôi số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến này bất hạnh biết bao!

    Ngày ấy tôi cũng biết chồng đa nghi hay ghen với vợ phòng ngừa quá sức nên hết sức giữ gìn khuôn phép vợ chồng chưa từng xảy ra chuyện thất hòa. Vợ chồng tôi ăn ở êm ấm, lại sắp có đứa con đầu lòng vui mừng hạnh phúc biết bao nhưng cuộc sống không bao giờ êm ả xuôi chiều mát mái như ta trong đời. Giặc Chiêm bỗng xâm phạm bờ cõi nước ta chồng tôi ít học nên bị bắt đi lính vào loại đầu, chia lìa mất mát đau thương là những gì chiến tranh mang lại. Buổi tiễn đưa tôi chỉ biết rót chén rượu đầy bày tỏ nỗi lòng mong chàng bình yên trở về. Thấu hiểu khó khăn mà chồng phải chịu. Bày tỏ nỗi khắc khoải nhớ mong của mình.

    Thời gian đằm đắm trôi qua đến cữ tôi sinh bé Đản phần nào vơi bớt nỗi cô đơn nhớ mong chồng. Nhưng mẹ chồng tôi nhớ con trai mà sinh ốm tôi đã lấy lời ngọt ngào khuyên lơn mẹ gắng ăn miếng cơm miếng cháo để Trương Sinh về rồi thuốc thang lễ bái thần phật tôi mong mẹ chồng khỏe. Như mẹ tôi đã không qua nổi trước lúc mất bà còn trăn trối lại ghi lại công lao của tôi.

    “Sau này… phụ mẹ”

    Tấm lòng của bà nhân hậu biết bao! Từ đấy chỉ còn có tôi cùng bé Đản. Nhớ thương chồng và muốn bù đắp cho con. Tôi thường chỏ bóng trên tường mỗi tối rồi bảo con “Cha Đảm lại đến kia kìa!”. Bé Đản ngây thơ tin là thật thường đùa vui cùng chiếc bóng.

    Thấm thoắt đã 3 năm. May mắn biết bao chồng tôi an lành trở về. Vợ chồng gặp nhau mừng mừng tủi tủi hạnh phúc như vỡ òa. Biết tin mẹ mất Trương Sinh rất buồn bế con ra thăm mộ mẹ khi chàng vừa trở về “giông tố” đã nổi lên chàng la mắng tôi không tiếc lời một mực bảo tôi hư thân mất nết không thủy chung với chàng. Tai họa ở đâu ập xuống đầu tôi khủng khiếp như vậy tôi khóc lóc phân trần giải thích:

    “Thiếp vốn con… như lời chàng nói”.

    Có lẽ tất cả những lời phân trần của tôi không thể lọt tai chàng họ hàng làng xóm bênh vực tôi chàng cũng không nghe. Tôi hỏi thì chàng lại giấu. Khiến tôi không thể thanh minh.

    Lửa ghen trong lòng chàng mỗi lúc bùng phát dữ dội hơn chàng mắng nhiếc rồi đánh đuổi tôi ra khỏi nhà. Ước mơ bé nhỏ mà cả đời tôi theo đuổi là hạnh phúc gia đình giờ đây không còn nữa. Gia đình không còn nữa. Danh dự bị bôi nhọ. Bị tuyệt vọng tột cùng tôi chỉ biết tìm đến cái chết. Tắm rửa chay sạch tôi ra bến Trường Giang than cùng trời đất chứng giám tấm lòng trong sạch của mình rồi gieo mình xuống sông tự vẫn.

    Người ta nói ở hiền gặp lành không ngờ nỗi oan khuất của tôi đã động lòng trời đất các nàng tiên cá đã rẽ một đường nước đưa tôi xuống thủy cung của Lương Phi chốn này đến đài cung điện nguy nga lộng lẫy. Người đối xử với nhau nhân hậu vô cùng thật là cuộc sống mong đợi ước ao! Trong một bữa tiệc. Lương Phi khoản đãi người có ơn cứu mạng, không ngờ tôi gặp Phan Lang – Người cùng làng và cũng là ân nhân của Lương Phi. Nghe Phan Lang kể tôi mới biết Trương Sinh bế con ngồi bên ngọn đèn con trỏ bóng nhận cha, chàng mới thấu hiểu nỗi oan của tôi. Cuộc đời sao mà tàn nhẫn đến vậy chính đứa con tôi hết mực yêu thương đã gieo mầm họa. Chính người chồng tôi hết lòng yêu thương thủy chung đã đa nghi hay ghen hồ đồ đẩy tôi vào chỗ chết.

    Phan Lang còn kể cảnh nhà tôi tan tác tiêu điều khiến tôi không thể cầm nước mắt dù vẫn rất giận chàng Trương Sinh, nhưng tôi nhất quyết tìm về có ngày. Tôi nhờ Phan Lang mang chiếc hoa vàng cùng lời nhắn khi chàng lập đàn giải oan bên bến Trường Giang tôi được Phan Lang đưa về trong cảnh võng lọng cờ hoa rực rỡ đầy sông nhưng tôi chỉ biết cảm tạ tình chàng đã giúp tôi minh oan triều tuyết giữa thanh thiên bạch nhật mà không thể trở về trần gian vì tôi không muốn phụ ân đức của Phan Lang. Và cũng bởi thực tế ở đời người chết không thể sống lại được lên hiện loang loáng ở giữa dòng rồi biến mất. Xã hội phong kiến bất bình đẳng này không thể có chỗ dung thân cho những người như tôi.

    Chao ôi! Cuộc sống ở cõi trần thật đen bạc! Mong rằng xã hội bất công này sẽ bị xóa bỏ chính tư tưởng trọng nam khinh nữ đã dung túng cho Trương Sinh có thói gia trưởng đẩy tôi vào cuộc đời oan khuất. Xã hội cần cải tiến xây dựng một cuộc sống bình đẳng nam nữ bình quyền kể ra câu chuyện này tôi còn mong người đời lấy đó là bài học giữ gìn hạnh phúc. Hạnh phúc chỉ được xây dựng trên cơ sở tin yêu tôn trọng lẫn nhau. Ghen bóng ghen gió sẽ khiến gia đình tan vỡ.

    Bình luận
  2. Tôi tên là Trương Sinh, con một nhà hào phú giàu có ở Nam Xương. Từ nhỏ, tôi đã chẳng mặn mà gì với việc học hành nên lúc lớn cũng chỉ sống dựa vào nếp nhà. Nhiều người nói tôi trăng hoa ong bướm nhưng tôi thì không nghĩ vậy, vì từ khi lớn lên đến giờ, tôi chỉ thích có mỗi một người đó là Vũ Thị Thiết người con gái nết na và tư dung tốt đẹp. Tôi thưa với mẹ. Tính ngày tháng tốt, mẹ sửa soạn trăm lạng vàng, sang nhà Vũ Nương xin cưới nàng cho tôi.

    Tuy là con nhà nghèo nhưng nàng rất “công dung ngôn hạnh”, vì vậy cuộc sống lứa đôi của chúng tôi vô cùng hạnh phúc. Nhưng cuộc sum vầy chẳng được bao lâu, triều đình bắt lính đi đánh giặc, và tôi nằm trong số người phải đi tòng quân. Lúc đó, vợ tôi còn đang mang thai đứa con đầu lòng. Ngày chia tay bịn rịn, lưu luyến đầy nước mắt. Tôi cúi đầu thương cảm nhận lời dạy bảo của mẹ già. Tôi đau đớn nghe những lời li biệt của vợ rồi lên đường ra nơi biên ải. Trong lòng vừa thương nhớ vợ con, vừa lo lắng cho mẹ già.

    Ở nơi chinh chiến, tôi không nguôi nhớ về ngôi nhà đơn sơ với mẹ già và người vợ trẻ. Mãi rồi cuộc chiến cũng chấm dứt, tôi được trở về quê. Vừa đặt chân đến nhà thì hay tin mẹ già đã mất, tôi đau đớn vô cùng. Cảnh nhà heo hút càng sầu thảm làm sao. Tôi bế con trai tôi – nó tên Đản ra thăm mộ mẹ. Đứa con xa lạ với người cha mới gặp cứ quấy khóc hoài. Tôi cố gắng dỗ con:

    – Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.

    Đản lại ngây thơ hỏi lại tôi:

    – Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói? Chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.

    Tôi ngạc nhiên khi nghe con nói thế, liền gạn hỏi thêm thì thằng bé nói:

    – Trước đây có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.

    Nghe lời con trẻ, tôi vừa đau lòng vừa tức giận. Vậy ra vợ tôi là người đàn bà hư hỏng, trong lúc chồng đi chiến trường thì ở nhà lăng loàn với người đàn ông khác. Thế mà khi ở chiến trường nguy hiểm kia tôi lại không ngừng nhớ tới nàng, mong ngày mong đêm để được về đoàn tụ với nàng.

    Về đến nhà, cơn ghen mù quáng khiến tôi không nhịn được, tôi la um lên cho hả giận. Chẳng màng vợ hết lời thanh minh, hàng xóm hết lòng khuyên giải, tôi đuổi Vũ Nương đi. Biết tôi không tin vào sự thật, nàng đau đớn ôm con lần cuối cùng rồi ra khỏi nhà.

    Chiều muộn hôm đó, tôi nghe tin nàng đã gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Tuy vẫn giận nhưng tôi cũng mang lưới ra để vớt xác nàng nhưng vớt mãi suốt đêm cũng chẳng thấy đâu.

    Một đêm vắng vẻ, tôi ngồi ôm con bên ngọn đèn mới thắp, lòng buồn rầu nghĩ đến Vũ Nương. Bỗng thằng bé reo lên:

    – Cha Đản lại đến kia kìa!

    Tôi vội hỏi đâu thì nó chỉ vào cái bóng của tôi trên vách nhà. Tôi chợt hiểu ra mọi chuyện. Nhưng mà trời ơi! Tôi đã làm gì thế này. Chính tôi đã giết vợ mình. Vợ tôi đã chết oan uổng vì sự hồ đồ, đa nghi, cả ghen, ích kỉ,… của chính tôi. Tôi hối hận quá. Nhưng đã muộn mất rồi.

    Bình luận

Viết một bình luận