Câu hỏi: Hãy trình bày những nét chính về thể loại ca dao?
* Khái niệm
Là lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả đời sống nội tâm con người
– Tác giả sgk dựa trên tiêu chí gì để phân chia ca dao thành các loại ntn?
* Phân loại: Theo nội dung chủ đề:
– Ca dao than thân
– Ca dao yêu thương tình nghĩa
– Ca dao hài hước
– Nêu các đặc sắc cơ bản về nghệ thuật của ca dao?
* Đặc sắc nghệ thuật
– Dung lượng: ngắn gọn (từ 2 đến trên dưới 20 câu).
– Thể thơ: phần lớn được viết bằng thể lục bát và song thất lục bát cùng các biến thể của chúng.
– Ngôn ngữ
+ Giản dị, gần gũi với lời nói hàng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ.
+ Có lối diễn đạt bằng một số công thức mang đậm sắc thái dân gian (môtíp nghệ thuật).
– Cách cấu tứ:
+ Phú: phô bày, diễn tả một cách trực tiếp, ko thông qua so sánh về người, việc, tâm tư, tình cảm.
VD: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ; Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ/ Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai;…
+ Tỉ: dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ để bộc lộ tâm tình của người lao động.
VD: Nhớ ai bổi hổi bồi hồi/ Như đứng đống lửa như ngồi đống than; Thuyền ơi có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền;…
+ Hứng: chỉ những bài ca dao trước nói đến “cảnh” (bao gồm cả sự vật, sự việc) sau mới bộc lộ “tình” (tình cảm, ý nghĩ, tâm sự)
VD: Trên trời có đám mây xanh/ ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng/ ước gì anh lấy được nàng/ Để anh mua…
– Thể thơ phổ biến của ca dao là những thể thơ nào? Nêu ví dụ?
+ Các thể thơ tiêu biểu
– Lục bát:
“Anh đi anh nhớ quê nhà …”
– Lục bát biến thể:
“Nước chảy liu riu lục bình trôi líu ríu,
Anh thấy em nhỏ xíu anh thương”
– Thể vãn ba:
“Tháng giêng tháng hai tháng ba tháng bốn tháng khốn tháng nạn
– Thể vãn bốn:
“Khăn thương nhớ ai …”
– GV gọi HS các nhóm khác nhận xét, GV chốt ý.
* Gv lưu ý hs phân biệt ca dao – dân ca:
+ Ca dao là lời của dân ca.
+ Dân ca là những sáng tác kết hợp lời (ca dao) và nhạc. Nói đến dân ca phải nói đến môi trường và hình thức diễn xướng (dân ca quan họ Bắc Ninh, hát ví, hát dặm Nghệ Tĩnh,…)
– Hướng dẫn đọc:
– Các bài ca dao than thân: giọng xót xa, thông cảm.
– Các bài ca dao yêu thương tình nghĩa: giọng tha thiết, sâu lắng.
– Xác định chủ đề của các bài ca dao?
2. Văn bản
– Chủ đề: – Bài 1; 2: ca dao than thân.; Bài 3; 4;5: ca dao yêu thương tình nghĩa.
GV hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản ca dao than thân.
– GV chia nhóm cho HS:
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Tiếng hát than thân (bài ca dao 1)
– Câu hỏi nhóm 1: Nêu nhận xét về âm điệu của bài ca dao có gì đặc biệt? Chủ thể lời than là ai? Cách mở đầu ntn?
– Âm điệu: xót xa, ai oán, than trách.
– Chủ thể lời than: người phụ nữ trong xã hội cũ.
– Công thức (môtíp) mở đầu: Thân em.
Chữ “thân” trong từ “thân phận” chỉ địa vị xã hội thấp hèn và cảnh ngộ không may của con người, do số phận định đoạt, không thể thoát khỏi được (theo quan niệm duy tâm).
→ Tạo cho lời than thân ngậm ngùi, xót xa, có tác dụng nhấn mạnh đến thân phận nhỏ nhoi, đáng thương của người phụ nữ.
– Câu hỏi nhóm 2:
– Tìm 1 số câu ca dao có cùng mô – típ mở đầu bằng “Thân em…”? Từ đó cho em hiểu gì về đối tượng được nhắc đến trong bài ca dao?
→ Môtíp “thân em” xuất hiện với tần số khá lớn trong ca dao.
→ Lời than thân đã trở thành “lời chung’của người phụ nữ trong XHPK bất công.
– Câu hỏi nhóm 3: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao? Phân tích ý nghĩa biểu cảm của hình ảnh: tấm lụa đào.
– HS thảo luận, trình bày bằng SĐTD
– GV gọi các nhóm nhận xét, tiểu kết.
– Biện pháp nghệ thuật:
+ So sánh- ẩn dụ → Tạo mối quan hệ tương đồng giữa thân phận con người với sự vật, hiện tượng.
Thân em – tấm lụa đào – phất phơ giữa chợ.
– Là tiếng nói tự khẳng định giá trị, phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: Hình ảnh tấm lụa đào: sang trọng, quý giá, đẹp đẽ biểu tượng cho:
→ Nhan sắc rực rỡ giữa độ xuân thì.
→ Tâm hồn đằm thắm, dịu dàng của người phụ nữ.
+ Cách xây dựng tương quan đối lập:
Hình ảnh tấm lụa đào và tấm lụa đào phất phơ giữa chợ:
→ sự đối lập giữa vẻ đẹp, giá trị >< thân phận.
– Chợ: không gian ồn ào, phức tạp, xô bồ với đủ người thanh, kẻ thô, hiền nhân quân tử lẫn phàm phu tục tử → Tấm lụa đào ko thể tự lựa chọn người mua.
+ Phất phơ → cái thế bấp bênh, chông chênh.
+ Biết vào tay ai → cảm giác chới với, đắng cay của thân phận ko thể tự lựa chọn, quyết định được hạnh phúc, tương lai của mình. Nỗi đau xót nhất của nhân vật trữ tình trong lời than thở chính là khi vừa bước vào độ tuổi đẹp nhất, hạnh phúc nhất của cuộc đời thì nỗi lo thân phận lại ập đến ngay.
⇒ Bài ca dao là lời than của cô gái có thân phận bị phụ thuộc, không thể làm chủ và quyết định được tương lai, hạnh phúc của mình.
-Đây nhé.
-Xin ctlhn.
-Nhóm đang cần.
I. Tìm hiểu chung
1. Thể loại
Câu hỏi: Hãy trình bày những nét chính về thể loại ca dao?
* Khái niệm
Là lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả đời sống nội tâm con người
– Tác giả sgk dựa trên tiêu chí gì để phân chia ca dao thành các loại ntn?
* Phân loại: Theo nội dung chủ đề:
– Ca dao than thân
– Ca dao yêu thương tình nghĩa
– Ca dao hài hước
– Nêu các đặc sắc cơ bản về nghệ thuật của ca dao?
* Đặc sắc nghệ thuật
– Dung lượng: ngắn gọn (từ 2 đến trên dưới 20 câu).
– Thể thơ: phần lớn được viết bằng thể lục bát và song thất lục bát cùng các biến thể của chúng.
– Ngôn ngữ
+ Giản dị, gần gũi với lời nói hàng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ.
+ Có lối diễn đạt bằng một số công thức mang đậm sắc thái dân gian (môtíp nghệ thuật).
– Cách cấu tứ:
+ Phú: phô bày, diễn tả một cách trực tiếp, ko thông qua so sánh về người, việc, tâm tư, tình cảm.
VD: Đường vô xứ Nghệ quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ; Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ/ Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai;…
+ Tỉ: dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ để bộc lộ tâm tình của người lao động.
VD: Nhớ ai bổi hổi bồi hồi/ Như đứng đống lửa như ngồi đống than; Thuyền ơi có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền;…
+ Hứng: chỉ những bài ca dao trước nói đến “cảnh” (bao gồm cả sự vật, sự việc) sau mới bộc lộ “tình” (tình cảm, ý nghĩ, tâm sự)
VD: Trên trời có đám mây xanh/ ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng/ ước gì anh lấy được nàng/ Để anh mua…
– Thể thơ phổ biến của ca dao là những thể thơ nào? Nêu ví dụ?
+ Các thể thơ tiêu biểu
– Lục bát:
“Anh đi anh nhớ quê nhà …”
– Lục bát biến thể:
“Nước chảy liu riu lục bình trôi líu ríu,
Anh thấy em nhỏ xíu anh thương”
– Thể vãn ba:
“Tháng giêng tháng hai tháng ba tháng bốn tháng khốn tháng nạn
– Thể vãn bốn:
“Khăn thương nhớ ai …”
– GV gọi HS các nhóm khác nhận xét, GV chốt ý.
* Gv lưu ý hs phân biệt ca dao – dân ca:
+ Ca dao là lời của dân ca.
+ Dân ca là những sáng tác kết hợp lời (ca dao) và nhạc. Nói đến dân ca phải nói đến môi trường và hình thức diễn xướng (dân ca quan họ Bắc Ninh, hát ví, hát dặm Nghệ Tĩnh,…)
– Hướng dẫn đọc:
– Các bài ca dao than thân: giọng xót xa, thông cảm.
– Các bài ca dao yêu thương tình nghĩa: giọng tha thiết, sâu lắng.
– Xác định chủ đề của các bài ca dao?
2. Văn bản
– Chủ đề: – Bài 1; 2: ca dao than thân.; Bài 3; 4;5: ca dao yêu thương tình nghĩa.
GV hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản ca dao than thân.
– GV chia nhóm cho HS:
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Tiếng hát than thân (bài ca dao 1)
– Câu hỏi nhóm 1: Nêu nhận xét về âm điệu của bài ca dao có gì đặc biệt? Chủ thể lời than là ai? Cách mở đầu ntn?
– Âm điệu: xót xa, ai oán, than trách.
– Chủ thể lời than: người phụ nữ trong xã hội cũ.
– Công thức (môtíp) mở đầu: Thân em.
Chữ “thân” trong từ “thân phận” chỉ địa vị xã hội thấp hèn và cảnh ngộ không may của con người, do số phận định đoạt, không thể thoát khỏi được (theo quan niệm duy tâm).
→ Tạo cho lời than thân ngậm ngùi, xót xa, có tác dụng nhấn mạnh đến thân phận nhỏ nhoi, đáng thương của người phụ nữ.
– Câu hỏi nhóm 2:
– Tìm 1 số câu ca dao có cùng mô – típ mở đầu bằng “Thân em…”? Từ đó cho em hiểu gì về đối tượng được nhắc đến trong bài ca dao?
→ Môtíp “thân em” xuất hiện với tần số khá lớn trong ca dao.
→ Lời than thân đã trở thành “lời chung’của người phụ nữ trong XHPK bất công.
– Câu hỏi nhóm 3: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao? Phân tích ý nghĩa biểu cảm của hình ảnh: tấm lụa đào.
– HS thảo luận, trình bày bằng SĐTD
– GV gọi các nhóm nhận xét, tiểu kết.
– Biện pháp nghệ thuật:
+ So sánh- ẩn dụ → Tạo mối quan hệ tương đồng giữa thân phận con người với sự vật, hiện tượng.
Thân em – tấm lụa đào – phất phơ giữa chợ.
– Là tiếng nói tự khẳng định giá trị, phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: Hình ảnh tấm lụa đào: sang trọng, quý giá, đẹp đẽ biểu tượng cho:
→ Nhan sắc rực rỡ giữa độ xuân thì.
→ Tâm hồn đằm thắm, dịu dàng của người phụ nữ.
+ Cách xây dựng tương quan đối lập:
Hình ảnh tấm lụa đào và tấm lụa đào phất phơ giữa chợ:
→ sự đối lập giữa vẻ đẹp, giá trị >< thân phận.
– Chợ: không gian ồn ào, phức tạp, xô bồ với đủ người thanh, kẻ thô, hiền nhân quân tử lẫn phàm phu tục tử → Tấm lụa đào ko thể tự lựa chọn người mua.
+ Phất phơ → cái thế bấp bênh, chông chênh.
+ Biết vào tay ai → cảm giác chới với, đắng cay của thân phận ko thể tự lựa chọn, quyết định được hạnh phúc, tương lai của mình. Nỗi đau xót nhất của nhân vật trữ tình trong lời than thở chính là khi vừa bước vào độ tuổi đẹp nhất, hạnh phúc nhất của cuộc đời thì nỗi lo thân phận lại ập đến ngay.
⇒ Bài ca dao là lời than của cô gái có thân phận bị phụ thuộc, không thể làm chủ và quyết định được tương lai, hạnh phúc của mình.
Vở mình gghi đây nhé