Những bước phát triển trong nhận thức, những dấu mốc cơ bản trong quá
trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
0 bình luận về “Những bước phát triển trong nhận thức, những dấu mốc cơ bản trong quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.”
Vào nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Chỉ chín nước đế quốc (1) đã chi phối toàn bộ tình hình thế giới. Phần lớn các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh đã trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc của chúng. Nhân dân các nước thuộc địa bị chủ nghĩa thực dân tước hết những giá trị văn hoá, tinh thần, quyền lợi kinh tế và địa vị xã hội… Mạng sống của người dân thuộc địa “không đáng một trinh” (2) . Cùng với mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản – mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản, chủ nghĩa đế quốc làm phát sinh một mâu thuẫn mới – mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc thực dân. Mâu thuẫn này ngày càng gay gắt. Vì vậy, từ đầu thế kỷ XX phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa ngày càng phát triển, nhưng chưa ở đâu giành được thắng lợi.
Trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc, Lênin đã phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác – Lênin. Sự xuất hiện chủ nghĩa Lênin là một nhân tố đặc biệt quan trọng đối với việc ra đời và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh.
1 . Từ nhỏ đến khi ra đi tìm đường cứu nước trước tháng 6/1911
– Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước mất, nhà tan. Xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước từ thuở nhỏ, Hồ Chí Minh đã hấp thụ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, nền văn hiến của nước nhà và những tinh hoa văn hoá phương Đông,
– Người không đi theo con đường phong kiến, lối mòn của các bậc tiền bối. Người nói: “Vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên tôi nghe những tiếng Pháp “tự do, bình đẳng, bác ái”. Thế là tôi muốn làm quen với nền văn minh Pháp, tìm xem những gì ẩn dấu đằng sau những từ mĩ miều ấy. Vì thế tôi nảy ra ý muốn sang xem “Mẫu quốc” ra sao và tôi tới Pari để học hỏi”.
2. Thời kỳ tìm đường cứu nước, đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, trở thành người cộng sản (1911 – 1920)
– Tháng 7-1911, Hồ Chí Minh đặt chân lên đất Pháp. Tiếp đó Người còn đến nhiều nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh và các nước đế quốc như Mỹ, Anh để nghiên cứu và tìm lời giải đáp cho câu hỏi lúc ra đi.
– Ngày 11-1917, Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười nổ ra và thắng lợi, Hồ Chí Minh có cảm tình sâu sắc với cuộc cách mạng ấy và với lãnh tụ Lênin.
– Thay mặt nhóm những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã gửi đến hội nghị “Yêu sách của nhân dân An Nam” đòi các cường quốc thừa nhận quyền tự do, dân chủ, bình đẳng cho dân tộc Việt Nam.
– Tháng 12-1920, đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp gắn liền với việc Hồ Chí Minh trở thành người cộng sản đánh dấu bước ngoặt trong quá trình phát triển tư tưởng và cuộc đời hoạt động cách mạng của Người – chủ nghĩa yêu nước chân chính đã gặp chủ nghĩa quốc tế vô sản chân chính.
3. Thời kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành về cơ bản (1920-1930)
– Người tiếp thu được kiến thức cổ, kim, đông, tây, nắm được cốt lõi của chủ nghĩa Mác – Lênin. Do tích cực tham gia các hoạt động quốc tế và các buổi sinh hoạt lý luận bàn về chiến lược sách lược cách mạng thế giới, qua thực tiễn công tác, tổng kết kinh nghiệm nhiều cuộc cách mạng,
– Hồ Chí Minh đã tích lũy được nhiều tri thức cách mạng, dần dần trong tư duy của Người hình thành nên một luận điểm đúng đắn: Giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp vô sản và các dân tộc thuộc địa, giải phóng nhân loại.
– Từ khi trở thành người cộng sản, cùng với việc thực hiện những nhiệm vụ của Đảng Cộng sản Pháp và Quốc tế Cộng sản, Quốc tế Nông dân…, Hồ Chí Minh đã truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng của mình về nước chuẩn bị cho việc thành lập một Đảng cộng sản ở Việt Nam. Các bài viết trên báo Người cùng khổ (1922), báo Thanh niên (1925), báo Nhân đạo, Tạp chí Cộng sản, Đời sống thợ thuyền, Thông tin quốc tế, các tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường Cách mệnh (1927),… của Hồ Chí Minh là những công cụ quan trọng trong việc giáo dục những người Việt Nam yêu nước từng bước chuyển từ yêu nước truyền thống thành yêu nước theo lập trường cách mạng vô sản.
– Từ giữa những năm 20 của thế kỷ XX, do việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin của Hồ Chí Minh, phong trào cách mạng Việt Nam có những chuyển biến mạnh mẽ.
– Xuất hiện nhiều tổ chức cách mạng từ sau đại hội lần thứ nhất của đội Việt Nam cách mạng thanh niên (5-1929) ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời: Đông Dương Cộng sản Đảng (6-1929), An Nam Cộng sản Đảng (9-1929) và Đông Dương Cộng sản liên đoàn (l-1930).
– Trước tình hình ở Đông Dương có các tổ chức cộng sản xuất hiện, ngày 28-11-1929, Quốc tế Cộng sản đã có nghị quyết về việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương. Thực hiện Nghị quyết của Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí Minh đã chủ trì Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 3-2-1930.
4. Thời kỳ Hồ Chí Minh gặp những khó khăn, thử thách và sự kiên định của Người về cách mạng Việt Nam (1930-1941)
– Quốc tế Cộng sản vì không sát tình hình các nước thuộc địa, nên đã phê phán đường lối cách mạng Việt Nam do Hồ Chí Minh vạch ra.
– Thường vụ Trung ương ra chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh (18-l l-1930), tiếp đó là Chỉ thị về vấn đề thanh Đảng ở Trung kỳ (20-5-1931).
– Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản (7-1935), trước nguy cơ của chủ nghĩa phátxít và chiến tranh thế giới mới, khi Quốc tế Cộng sản đã nghiêm khắc tự phê bình về những sai lầm “tả” khuynh trong Nghị quyết Đại hội VI của mình, thì những quan điểm đúng đắn của Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam, về đoàn kết các lực lượng cách mạng chống đế quốc đã trình bày trong Cương lĩnh mới được Quốc tế Cộng sản thừa nhận.
– Cuối tháng 9-1939, Quốc tế Cộng sản đã quyết định điều động Người về công tác ở Đông Dương. Sau gần 30 năm xa Tổ quốc, ngày 28-1-1941 Hồ Chí Minh vượt qua cột mốc 108 trên biên giới Việt – Trung về nước.
5. Thời kỳ Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, thời kỳ phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh (1941-1969).
– Tháng 5-1941, Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì Hội nghị trung ương lần thứ 8 của Đảng. Quan điểm chủ đạo của hội nghị này là nêu cao vấn đề giải phóng dân tộc coi đó là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.
– Ngày 19-5-1941, Hồ Chí Minh sáng lập ra Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh, không phân biệt dân tộc, giai cấp, đảng phái, tôn giáo v.v… nhằm đoàn kết mọi lực lượng yêu nước chống đế quốc giành độc lập dân tộc.
– Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) tuyên bố nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Đó là nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đảng cầm quyền về nhà nước của dân, do dân, vì dân có bước phát triển mới.
– Nhân dân ta hưởng độc lập chưa được bao ngày thì thù trong giặc ngoài câu kết với nhau đẩy nước nhà lâm vào cảnh “nghìn cân treo sợi tóc”… Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ hai với chủ trương vừa kháng chiến vừa kiến quốc.
– Tháng 2-1951, cuộc kháng chiến đang trên đà thắng lợi, Hồ Chí Minh và Ban Chấp hành trung ương đảng quyết định triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng. Đại hội khẳng định đường lối do Hồ Chí Minh vạch ra từ ngày thành lập Đảng, tiếp tục lãnh đạo nhân dân thực hiện cuộc kháng chiến “toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính”.
– Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng vạch ra đã dắt dẫn nhân dân ta tiến lên làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, mở đầu quá trình sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới. Hoà bình được lập lại nhưng đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. Nắm vững bản chất của chủ nghĩa đế quốc, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng đã sớm xác định kẻ thù chính của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là chủ nghĩa đế quốc Mỹ; đồng thời vạch ra đường lối cùng một lúc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: miền Nam tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc, dân chủ; miền Bắc đã được hoàn toàn giải phóng, từng bước tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa, nửa phong kiến, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã thực hiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua chế độ tư bản. Trong điều kiện ấy tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
– Trước thất bại của chiến tranh đặc biệt, năm 1965, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược chiến tranh cục bộ. Chúng ào ạt đưa quân Mỹ và chư hầu vào miền Nam, tăng cường chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân trên miền Bắc, hòng khuất phục quân và dân ta. Trước hành động leo thang xâm lược hết sức tàn bạo của đế quốc Mỹ, Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng có thể đưa 50 vạn quân, 1 triệu quân hoặc nhiều hơn nữa để đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam. Chúng có thể dùng hàng nghìn máy bay, tăng cường đánh phá miền Bắc. Nhưng chúng quyết không thể lay chuyển được chí khí sắt đá, quyết tâm chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam anh hùng. Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.
Vào nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Chỉ chín nước đế quốc (1) đã chi phối toàn bộ tình hình thế giới. Phần lớn các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh đã trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc của chúng. Nhân dân các nước thuộc địa bị chủ nghĩa thực dân tước hết những giá trị văn hoá, tinh thần, quyền lợi kinh tế và địa vị xã hội… Mạng sống của người dân thuộc địa “không đáng một trinh” (2) . Cùng với mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản – mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản, chủ nghĩa đế quốc làm phát sinh một mâu thuẫn mới – mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc thực dân. Mâu thuẫn này ngày càng gay gắt. Vì vậy, từ đầu thế kỷ XX phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa ngày càng phát triển, nhưng chưa ở đâu giành được thắng lợi.
Trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc, Lênin đã phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác – Lênin. Sự xuất hiện chủ nghĩa Lênin là một nhân tố đặc biệt quan trọng đối với việc ra đời và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh.
1 . Từ nhỏ đến khi ra đi tìm đường cứu nước trước tháng 6/1911
– Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước mất, nhà tan. Xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước từ thuở nhỏ, Hồ Chí Minh đã hấp thụ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc, nền văn hiến của nước nhà và những tinh hoa văn hoá phương Đông,
– Người không đi theo con đường phong kiến, lối mòn của các bậc tiền bối. Người nói: “Vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên tôi nghe những tiếng Pháp “tự do, bình đẳng, bác ái”. Thế là tôi muốn làm quen với nền văn minh Pháp, tìm xem những gì ẩn dấu đằng sau những từ mĩ miều ấy. Vì thế tôi nảy ra ý muốn sang xem “Mẫu quốc” ra sao và tôi tới Pari để học hỏi”.
2. Thời kỳ tìm đường cứu nước, đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, trở thành người cộng sản (1911 – 1920)
– Tháng 7-1911, Hồ Chí Minh đặt chân lên đất Pháp. Tiếp đó Người còn đến nhiều nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh và các nước đế quốc như Mỹ, Anh để nghiên cứu và tìm lời giải đáp cho câu hỏi lúc ra đi.
– Ngày 11-1917, Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười nổ ra và thắng lợi, Hồ Chí Minh có cảm tình sâu sắc với cuộc cách mạng ấy và với lãnh tụ Lênin.
– Thay mặt nhóm những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã gửi đến hội nghị “Yêu sách của nhân dân An Nam” đòi các cường quốc thừa nhận quyền tự do, dân chủ, bình đẳng cho dân tộc Việt Nam.
– Tháng 12-1920, đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp gắn liền với việc Hồ Chí Minh trở thành người cộng sản đánh dấu bước ngoặt trong quá trình phát triển tư tưởng và cuộc đời hoạt động cách mạng của Người – chủ nghĩa yêu nước chân chính đã gặp chủ nghĩa quốc tế vô sản chân chính.
3. Thời kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành về cơ bản (1920-1930)
– Người tiếp thu được kiến thức cổ, kim, đông, tây, nắm được cốt lõi của chủ nghĩa Mác – Lênin. Do tích cực tham gia các hoạt động quốc tế và các buổi sinh hoạt lý luận bàn về chiến lược sách lược cách mạng thế giới, qua thực tiễn công tác, tổng kết kinh nghiệm nhiều cuộc cách mạng,
– Hồ Chí Minh đã tích lũy được nhiều tri thức cách mạng, dần dần trong tư duy của Người hình thành nên một luận điểm đúng đắn: Giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp vô sản và các dân tộc thuộc địa, giải phóng nhân loại.
– Từ khi trở thành người cộng sản, cùng với việc thực hiện những nhiệm vụ của Đảng Cộng sản Pháp và Quốc tế Cộng sản, Quốc tế Nông dân…, Hồ Chí Minh đã truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng của mình về nước chuẩn bị cho việc thành lập một Đảng cộng sản ở Việt Nam. Các bài viết trên báo Người cùng khổ (1922), báo Thanh niên (1925), báo Nhân đạo, Tạp chí Cộng sản, Đời sống thợ thuyền, Thông tin quốc tế, các tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường Cách mệnh (1927),… của Hồ Chí Minh là những công cụ quan trọng trong việc giáo dục những người Việt Nam yêu nước từng bước chuyển từ yêu nước truyền thống thành yêu nước theo lập trường cách mạng vô sản.
– Từ giữa những năm 20 của thế kỷ XX, do việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin của Hồ Chí Minh, phong trào cách mạng Việt Nam có những chuyển biến mạnh mẽ.
– Xuất hiện nhiều tổ chức cách mạng từ sau đại hội lần thứ nhất của đội Việt Nam cách mạng thanh niên (5-1929) ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời: Đông Dương Cộng sản Đảng (6-1929), An Nam Cộng sản Đảng (9-1929) và Đông Dương Cộng sản liên đoàn (l-1930).
– Trước tình hình ở Đông Dương có các tổ chức cộng sản xuất hiện, ngày 28-11-1929, Quốc tế Cộng sản đã có nghị quyết về việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương. Thực hiện Nghị quyết của Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí Minh đã chủ trì Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 3-2-1930.
4. Thời kỳ Hồ Chí Minh gặp những khó khăn, thử thách và sự kiên định của Người về cách mạng Việt Nam (1930-1941)
– Quốc tế Cộng sản vì không sát tình hình các nước thuộc địa, nên đã phê phán đường lối cách mạng Việt Nam do Hồ Chí Minh vạch ra.
– Thường vụ Trung ương ra chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh (18-l l-1930), tiếp đó là Chỉ thị về vấn đề thanh Đảng ở Trung kỳ (20-5-1931).
– Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản (7-1935), trước nguy cơ của chủ nghĩa phátxít và chiến tranh thế giới mới, khi Quốc tế Cộng sản đã nghiêm khắc tự phê bình về những sai lầm “tả” khuynh trong Nghị quyết Đại hội VI của mình, thì những quan điểm đúng đắn của Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam, về đoàn kết các lực lượng cách mạng chống đế quốc đã trình bày trong Cương lĩnh mới được Quốc tế Cộng sản thừa nhận.
– Cuối tháng 9-1939, Quốc tế Cộng sản đã quyết định điều động Người về công tác ở Đông Dương. Sau gần 30 năm xa Tổ quốc, ngày 28-1-1941 Hồ Chí Minh vượt qua cột mốc 108 trên biên giới Việt – Trung về nước.
5. Thời kỳ Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, thời kỳ phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh (1941-1969).
– Tháng 5-1941, Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì Hội nghị trung ương lần thứ 8 của Đảng. Quan điểm chủ đạo của hội nghị này là nêu cao vấn đề giải phóng dân tộc coi đó là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.
– Ngày 19-5-1941, Hồ Chí Minh sáng lập ra Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, gọi tắt là Việt Minh, không phân biệt dân tộc, giai cấp, đảng phái, tôn giáo v.v… nhằm đoàn kết mọi lực lượng yêu nước chống đế quốc giành độc lập dân tộc.
– Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) tuyên bố nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Đó là nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đảng cầm quyền về nhà nước của dân, do dân, vì dân có bước phát triển mới.
– Nhân dân ta hưởng độc lập chưa được bao ngày thì thù trong giặc ngoài câu kết với nhau đẩy nước nhà lâm vào cảnh “nghìn cân treo sợi tóc”… Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ hai với chủ trương vừa kháng chiến vừa kiến quốc.
– Tháng 2-1951, cuộc kháng chiến đang trên đà thắng lợi, Hồ Chí Minh và Ban Chấp hành trung ương đảng quyết định triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng. Đại hội khẳng định đường lối do Hồ Chí Minh vạch ra từ ngày thành lập Đảng, tiếp tục lãnh đạo nhân dân thực hiện cuộc kháng chiến “toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính”.
– Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng vạch ra đã dắt dẫn nhân dân ta tiến lên làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, mở đầu quá trình sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới. Hoà bình được lập lại nhưng đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. Nắm vững bản chất của chủ nghĩa đế quốc, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng đã sớm xác định kẻ thù chính của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là chủ nghĩa đế quốc Mỹ; đồng thời vạch ra đường lối cùng một lúc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: miền Nam tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc, dân chủ; miền Bắc đã được hoàn toàn giải phóng, từng bước tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa, nửa phong kiến, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã thực hiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua chế độ tư bản. Trong điều kiện ấy tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
– Trước thất bại của chiến tranh đặc biệt, năm 1965, đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược chiến tranh cục bộ. Chúng ào ạt đưa quân Mỹ và chư hầu vào miền Nam, tăng cường chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân trên miền Bắc, hòng khuất phục quân và dân ta. Trước hành động leo thang xâm lược hết sức tàn bạo của đế quốc Mỹ, Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng có thể đưa 50 vạn quân, 1 triệu quân hoặc nhiều hơn nữa để đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam. Chúng có thể dùng hàng nghìn máy bay, tăng cường đánh phá miền Bắc. Nhưng chúng quyết không thể lay chuyển được chí khí sắt đá, quyết tâm chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam anh hùng. Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.