Những câu ca dao, dân ca, tục ngữ lưu hành ở địa phương (nói về sản vật, di tích, thắng cảnh, danh nhân, sự tích, từ ngữ địa phương, …)
Những câu ca dao, dân ca, tục ngữ về Nghệ An ( 20 câu )
Những câu ca dao, dân ca, tục ngữ lưu hành ở địa phương (nói về sản vật, di tích, thắng cảnh, danh nhân, sự tích, từ ngữ địa phương, …)
Những câu ca dao, dân ca, tục ngữ về Nghệ An ( 20 câu )
1.Non Hồng ai đắp mà cao
Sông Lam ai bới,ai đào mà sâu
2.Quê ta mía ngọt Nam Đàn
Bùi khoai chợ Rộ,thơm cam Xã Đoài
3.Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biết như tranh họa đồ
thương em anh những muốn vô
sợ truông nhà Hồ,sợ phá Tam Giang
phá Tam Giang ngày rày đã cạn
chuông nhà Hồ,Nội tán cấm nghiêm
4.bánh đa chợ Cày,bánh tày chợ Voi
bánh đúc cháo kê là nghề làng Trại
5.Ai đi vô nơi đây xin dừng chân xứ Nghệ
nghe câu hò ví dạm càng lắng lại càng xâu
như sông Lam chảy chậm dặm bao thưở vùi sâu
ai ơi cà xứ Nghệ càng mặn lại càng giòn
nước chè xanh xứ Nghệ càng chát lại càng ngon
tình xứ Nghệ không mau nhưng bén rồi mà sâu lắng
quen xứ Nghệ quen càng lâu càng tình nghĩa sâu nặng
khoai lang vàng xứ Nghệ càng nhai kĩ càng bùi
Cam Xã Đoài xứ Nghệ càng chín lại càng thơm
6.cá rô Bầu Nón kho với nước tương Nam Đàn
gạo tháng mười cơm mới,đánh tràn không biết no
7.chè ngon nước chát xin mời
nước non,non nước nghĩa người khó quên
8.Hồng Sơn cao ngất mấy trùng
Lam Giang mấy trượng thì lòng bấy nhiêu
9.Đức Thọ gạo trắng nước trong
ai về Đức Thọ thong dong con người
10.trèo cao chót vót Hai vai
ra tay khoát gió khoác tay ông Đùng
11.ai về Hạ THạch mà coi
bắc nồi bắt lên bếp xách oi ra ngoài đồng
12.anh đi anh nhớ quê nhà
nhớ canh rau muống,rau cà dằm tương
nhớ ai dãi nắng dầm sương
nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
13.công anh làm rể Chương Đài
một năm ăn hết hai mươi vại cà
giếng đâu thì dắt anh ra
kẻo anh chết khát với cà nhà em
14.đợi em nước trà mức ra
khặm đụa vô nỏ bổ
15. ai về Cửa Hội quê tôi
cá thu,cá mục ,cà mòi thiếu chi
16.ai hay mít ngọt,trám bùi
có về Cát Ngạn với tui thì về
17. ai về Hồng Lộc thì về
ăn cơm cá Bàu Nạy
uống nước chè Khe Yên
SẢN VẬT
– Cam xã Đoài, xoài Bình Định.
– Dưa La, húng Láng, nem Bảng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét.
– Lụa này thật lụa Cổ đô
Chính tông lụa cống các cô ưa dùng.
– Xứ Nam nhất chợ Bằng Gồi
Xứ Bắc Vân Khám, xứ Đoài Hương Canh.
– Cổng làng Tò, trâu bò làng Hệ.
– Cua Phụng Pháp, rau muống Hiên Ngang.
– Bưởi Đại Trà, cam Đồng Dụ, gà Văn Cú.
– Chẳng đi nhớ cháo làng Ghề
Nhớ cơm phố Mía, nhớ chè Đông Viên.
– Ai về Hà Tĩnh thì về
Mặc lụa chợ Hạ, uống nước chè Hương Sen.
– Em về Bình Định cùng anh
Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa.
– Ai về Phú Hội, Phước Thiên
Chôm chôm xóm Hố, sầu riêng xóm Vườn.
– DI T ICH L ỊCH S Ử
– Thà ăn rau má, rau lang
Hơn theo Bá Cừ thác oan uổng đời.
( Năm 1925, Lê Bá Cừ từ Huế vào Quảng Nam mộ phu đưa vào Nam Bộ làm đồn điền đồn điên cao su)
– Bình Lục có núi Con Rùa
Trông sang Ðạm thủy có chùa Ngọc Thanh.
– Hòn Sương không thấp không cao,
Đã từng là chốn anh hào lập thân.
Kìa ai áo vải cứu dân,
Kìa ai ba thước gươm trần chống Tây ?
Chuyện đời thành bại, rủi may,
Hòn Sương cây trải, đá xây bao sờn.
( Hòn sương: Tục danh của núi Trung Sơn, thôn Phú Lạc, huyện lãnh Khê, nay là huyện Tây Sơn, Bình Định, nơi Mai Xuân Thưởng đã lập căn cứ chống Pháp).
– Kéo quân qua cửa Hùng Quan
Chim muôn giọng (tiếng) hót, hoa ngàn hương đưa
Nhớ ai ngơ ngẩn, ngẩn ngơ
Nhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai .
( Hùng Quan tức cửa Ải Hải Vân tên do vua Lê Thánh Tôn đặt ).
– Hầm Hô có nước trong xanh
Dưới sông cá lội trên cành chim reo.
( Hàm Hô: Địa danh lịch sử của Bình Định liên quan đến chàng Lía, Tây Sơn, thuộc Bình Khê, Huyện Tây Sơn.)
– Hầm Hô có đá khổng lồ
Có hang Bảy Cử, có vò rượu tăm,
( Hàm Hô: Địa danh lịch sử của Bình Định liên quan đến chàng Lía, Tây Sơn, thuộc Bình Khê, Huyện Tây Sơn Hang Bảy Cử: Căn cứ địa của Mai Xuân Thưởng)
– Hàm Hô có cá hóa rồng
Bâng khuâng nhớ đến anh Hùng họ Mai
Vá trời lấp biển cò ai
Ngổn ngang đá chất lớp ngoài lớp trong.
( Hàm Hô: Địa danh lịch sử của Bình Định liên quan đến chàng Lía, Tây Sơn, thuộc Bình Khê, Huyện Tây Sơn. Anh Hùng họ Mai tức Mai Xuân Thưởng lập chiến khu chống Pháp năm 1885 )
– Khu Đ vô dễ khó ra
Là nơi chôn giặc không tha tên nào.
– Đông Ba, Gia Hội, hai cầu
Có chùa Diệu Đế bốn lầu hai chuông.
– Bình Định có núi Vọng Phu
Có đầm Thị Nại, có cù lao xanh.
– Cổ Loa thành ốc khác thường
Trải bao năm tháng nẻo đường còn đây.
– Ai về thăm huyện Đông Ngàn
Ghé thăm thành ốc Rùa Vàng tiên xây.
– Sa Nam, trên chợ dưới đò
Nơi đây Hắc Đế kéo cờ dựng binh
Bạch Đằng Giang là sông cửa ải
Tổng Hà Nam là bãi chiến trường
Sâu nhất là sông Bạch Đằng
Ba lần giặc đến ba lần giặc tan.