Những điểm giống và khác về động cơ ,mục tiêu, tư tưởng chính trị ,kết quả giữa hai xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
Những điểm giống và khác về động cơ ,mục tiêu, tư tưởng chính trị ,kết quả giữa hai xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỷ XX
– Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều là những sĩ phu phong kiến chịu ảnh hưởng các tư tưởng tư sản tiến bộ, đều xuất phát từ tấm lòng yêu nước để tìm con đường giải phóng dân tộc. Con đường đó theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
– Tạo ra những cuộc vận động cách mạng mới theo con đường dân chủ tư sản.
– Thống nhất về chủ trương chiến lược, thống nhất về mục đích cách mạng là muốn cứu nước, cứu dân, gắn liền dân với nước, gắn cứu nước với duy tân làm đất nước phát triển theo hướng cách mạng tư sản đứng lên con đường chủ nghĩa tư bản.
– Được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo quần chúng nhân dân. Tuy nhiên cả hai xu hướng cách mạng này đều chưa xây dựng được những cơ sở vững chắc cho xã hội.
– Do hạn chế về tầm nhìn và tư tưởng nên cả hai xu hướng cách mạng này đều bị thất bại.
* Giống nhau: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều là những sĩ phu phong kiến chịu ảnh hưởng các tư tưởng tư sản tiến bộ, đều xuất phát từ tấm lòng yêu nước để tìm con đường giải phóng dân tộc. Con đường đó theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
* Sự khác nhau của hai ông thuộc về phương pháp: Phan Bội Châu chủ trương bạo động, Phan Châu Trinh chủ trương cải cách.
PHAN BỘI CHÂUPHAN CHÂU TRINHChủ trương
-“Nợ máu chỉ có thể trả bằng máu”, kiên trì chủ trương dùng bạo lực giành độc lập.
-“Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, lập nước Cộng hòa dân quốc Việt Nam.
Quảng cáo
Đấu tranh ôn hòa, công khai, dựa vào Pháp để đánh đổ vua quan phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập
– Kêu gọi dân quyền, dân sinh, dân khí.
Biện pháp
– Tổ chức phong trào Đông Du, đưa học sinh sang Nhật học, chuẩn bị cho công cuộc đánh Pháp cứu nước
– Bạo động, ám sát.
– Cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh.
– Mở trường theo lối mới để nâng cao dân trí.
– Vận động đổi mới “phong hóa”, cải cách lối sống, bài trừ mê tín dị đoan.
cho mình ctlhn nhé