Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.
a) Đoạn trích được kẻ theo ngôi mấy? Vì sao? Nêu nội dung của đoạn trích.
b) Với tình hình biến đổi khí hậu ngày nay, em sẽ làm gì để để góp phần bảo vệ thiên nhiên môi trường,
c) Chỉ ra các phép so sánh? Phép so sánh thuộc kiểu so sánh nào?
1/
kể theo ngôi thứ 3 -> vì lời kể là lời kể của nhân vật vật kể về một đối tượng khác
nội dung : Hình ảnh quả cảm của dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. Qua đó làm nổi bật vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của người lao động trên nền cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
2/
-Bảo vệ tài nguyên rừng, nâng cao ý thức, trồng cây xanh; Không xả rác thải ra môi trường để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên quý giá này.
-Tiết kiệm điện, nước
-Ăn uống thông minh, tăng cường rau, hoa quả, trồng rau xanh – sạch, không dùng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.
3/ các hình ảnh so sánh :
a/động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.
b/Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
-> kiểu so sánh không ngang bằng
(chúc bạn học tốt. ^^)