Những hào kiệt, anh hùng được nhắc đến trong “Đại cáo bình Ngô” (Nguyễn Trãi) là những ai?

By Emery

Những hào kiệt, anh hùng được nhắc đến trong “Đại cáo bình Ngô” (Nguyễn Trãi) là những ai?

0 bình luận về “Những hào kiệt, anh hùng được nhắc đến trong “Đại cáo bình Ngô” (Nguyễn Trãi) là những ai?”

  1. Giới thiệu về tác gia Nguyễn Trãi: Là nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, tài ba, nhà văn nhà thơ với sự nghiệp sáng tác đồ sộ.

    – Khái quát về tác phẩm: Là áng thiên cổ hùng văn, là bản tuyên ngôn hùng hồn của dân tộc.

    II. Thân bài:

    a. Tiền đề lý luận

    * Tư tưởng nhân nghĩa

    – “Nhân nghĩa” là phạm trù tư tưởng của Nho giáo chỉ mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở tình thương và đạo lí.

    – “Nhân nghĩa” trong quan niệm của Nguyễn Trãi

    + Kế thừa tư tưởng Nho giáo: “yên dân” – làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, hạnh phúc

    + Cụ thể hóa với nội dung mới đó là trừ bạo – vì nhân dân diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược.

    → Với nét nghĩa tiến bộ, mới mẻ Nguyễn Trãi đã bóc trần luận điệu xảo trá của giặc Minh đồng thời phân biệt rõ ràng ta chính nghĩa, địch phi nghĩa.

    → Tạo cơ sở vững chắc cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn – là cuộc khởi nghĩa nhân nghĩa, vì cuộc sống của nhân dân mà diệt trừ bạo tàn.

    * Chân lý về độc lập dân tộc

    – Nguyễn Trãi đã xác định tư cách độc lập của nước Đại Việt bằng một loạt các dẫn chứng thuyết phục: Nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ riêng biệt, phong tục Bắc Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, lịch sử lâu đời trải qua các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần, hào kiệt đời nào cũng có.

    → Bằng cách liệt kê tác giả đưa ra các chứng cứ hùng hồn, thuyết phục khẳng định dân tộc Đại Việt là quốc gia độc lập, đó là chân lý không thể chối cãi.

    – Các từ ngữ “từ trước, đã lâu, vốn xưng, đã chia” đã khẳng định sự tồn tại hiển nhiên của Đại Việt.

    – Thái độ của tác giả:

    + So sánh các triều đại của Đại Việt ngang hàng với các triều đại của Trung Hoa.

    + Gọi các vị vua Đại Việt là “đế”: Trước nay hoàng đế phương Bắc chỉ xem vua nước Việt là Vương.

    → Thể hiện ý thức về chủ quyền độc lập cao độ của tác giả.

    – Sử dụng phép liệt kê, dẫn ra những kết cục của kẻ chống lại chân lý: Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã,…

    → Là lời cảnh cáo đanh thép, đồng thời cũng thể hiện niềm tự hào bởi những chiến công của nhân dân Đại Việt.

    b. Soi chiếu lý luận vào thực tiễn.

    * Tội ác của giặc Minh.

    – Tội ác xâm lược: Từ “nhân, thừa cơ” cho thấy sự cơ hội, thủ đoạn của giặc Minh, chúng mượn chiêu bài “phù Trần diệt Hồ” để gây chiến tranh xâm lược nước ta.

    → Vạch trần luận điệp bịp bợm, cướp nước của giặc Minh.

    – Tội ác với nhân dân:

    + Khủng bố, sát hại người dân vô tội: Nướng dân đen, vùi con đỏ

    + Bóc lột bằng thuế khóa, vơ vét tài nguyên, sản vật nước ta

    + Phá hoại môi trường, tiêu diệt sự sống

    + Bóc lột sức lao động, phá hoại sản xuất.

    → Sử dụng biện pháp liệt kê tố cáo những tội ác dã man của giặc.

    → Gợi hình ảnh đáng thương, tội nghiệp, khổ đau của nhân dân

    → Nỗi xót xa, đau đớn, thương cảm đối với nhân dân, sự căm phẫn đối với kẻ thù của tác giả.

    * Lòng căm thù giặc của nhân dân.

    – Hình ảnh phóng đại “trúc Nam Sơn không ghi hết tội, nước Đông Hải không rửa sạch mùi” lấy cái vô cùng của tự nhiên để nói về tội ác của giặc Minh.

    – Câu hỏi tu từ “lẽ nào…chịu được”: Tội ác không thể dung thứ của giặc.

    → Thái độ căm phẫn, uất nghẹn không bao giờ tha thứ của nhân dân ta

    ⇒ Đoạn văn là bản cáo trạng đanh thép về tội ác của giặc Minh

    c. Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

    * Hình tượng người anh hùng Lê Lợi

    – Nguồn gốc xuất thân: là người nông dân áo vải “chốn hoang dã nương mình”

    – Lựa chọn căn cứ khởi nghĩa: “Núi Lam Sơn dấy nghĩa”

    – Có lòng căm thù giặc sâu sắc, sục sôi: “Ngẫm thù lớn há đội trời chung, căm giặc nước thề không cùng sống…”

    – Có lý tưởng, hoài bão lớn lao, biết trọng dụng người tài: “Tấm lòng cứu nước…dành phía tả”.

    – Có lòng quyết tâm để thực hiện lí tưởng lớn “Đau lòng nhức óc…nếm mật nằm gai…suy xét đã tinh”.

    → Hình tượng Lê lợi vừa là con người bình dị đời thường, vừa là người anh hùng khởi nghĩa. Hình tượng Lê Lợi cũng là linh hồn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi cho thấy tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa.

    * Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

    – Giai đoạn đầu cuộc khởi nghĩa:

    + Khó khăn về quân trang, lương thực: lương hết mấy tuần, quân không một đội

    + Tinh thần của quân và dân: Gắng chí, quyết tâm (Ta gắng chí khắc phục gian nan), đồng lòng, đoàn kết (sử dụng 2 điện tích dựng cần trúc, hòa nước sông)

    → Giai đoạn đầu đầy khó khăn, thử thách, nhờ sự lạc quan, đồng lòng, đoàn kết, biết dựa vào dân đã giúp nghĩa quân Lam Sơn vượt qua mọi khó khăn.

    – Giai đoạn phản công và giành thắng lợi

    + Những chiến thắng ban đầu: Trận Bạch Đằng, miền Trà Lân tạo thanh thanh thế cho nghĩa quân và trở thành nỗi khiếp đảm cho kẻ thù “sấm vang chớp giật, trúc chẻ tro bay”.

    + Nghĩa quân liên tiếp giành nhiều thắng lợi to lớn, tiêu diệt giặc ở những thành mà chúng chiếm đóng “Trần Trí, Sơn Thọ…thoát thân” và tiêu diệt quân chi viện của giặc “Đinh Mùi…tự vẫn”.

    → Biện pháp liệt kê tái hiện không khí chiến trận máu lửa, sục sôi với những chiến thắng giòn giã liên tiếp của quân ta cũng như sự thất bại nhục nhã, ê chề của địch.

    + Sự thất bại nhục nhã, thảm thương của giặc Minh:

    Nghệ thuật cường điệu, phóng đại cực tả sự thiệt hại, tổn thất to lớn của quân thù. Đó là những thất bại nhục nhã, ê chề “thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm, bêu đầu, bỏ mạng,..”.
    Thất bại thảm hại, khốn đốn, cửi áo giáp xin hàng “Thượng thư Hoàng Phúc…xin cứu mạng”
    Tướng giặc tham sống sợ chết xin hàng.
    + Khí thế vang dội và cách ứng xử của quân dân ta:

    Cách nói cường điệu, phóng đại: “Gươm mài đá đá núi cũng mòn, voi uống nước nước sông phải cạn, đánh một trận….”, ca ngợi khí thế hào sảng, ngút trời của quân ta.
    Thực thi chính sách nhân nghĩa “Thần vũ chẳng giết hại…nghỉ sức”. Đây là cách ứ

    Trả lời

Viết một bình luận