Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến 1920
0 bình luận về “Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến 1920”
Cách đây 100 năm, ngày 5/6/1911, Bác Hồ của chúng ta, lúc ấy mang tên Văn Ba đã rời bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh), với công việc làm phụ bếp trên tàu đô đốc Latouche Trêville thuộc Hãng vận tải hợp nhất của Pháp để đi sang Pháp. Qua nhiều người tài liệu chúng ta biết, vào đầu thế kỷ XX có khoảng trên 100 người Việt Nam sang Pháp. Nhưng những người đó sang phương Tây chủ yếu là kiếm sốn, một số rất ít là sang để học hành. Riêng Nguyễn Tất Thành sang phương Tây với mục đích và tâm nguyện rất rõ ràng là tìm con đường giải phóng dân tộc, cứu nước và đồng bào thoát khỏi vòng nô lệ. Tâm nguyện ấy chính Bác Hồ đã nhiều lần thổ lộ với các nhà báo nước ngoài. Từ năm 1919, trả lời phỏng vấnYi Chê Bao(âm Hán là báoNghị Xả) với câu hỏi “ông đến Pháp với mục đích gì?” Người nói rõ: “Để đòi những quyền tự do mà chúng tôi phải được hưởng”(1).
Ngày5 tháng 6năm1911, từBến Nhà Rồng, ông lấy tênNguyễn Văn Ba, lên đường sangPhápvới nghề phụ bếp trên chiếc tàu buônĐô đốc Latouche-Trévillecủa hãng vận tải Hợp nhất (Compagnie des Chargeurs réunis), thường được gọi nôm na là hàng Nǎm Sao, với mong muốn học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây]. Trước đó, có một câu chuyện về quyết định của Hồ Chí Minh trước khi làm phụ bếp trên tàu; ông có một người bạn thân tên là Lê, và ông muốn cùng anh Lê đi sang Pháp, lúc đầu anh Lê đồng ý, nhưng sau đó do không đủ can đảm nên anh Lê đã thất hứa.
Trongthập niên 1960, khi nói chuyện với khách nước ngoài, ông cho biết rằng ông đã từng là lính thủy.
Khi mới sang Pháp, ông có làm đơn xin được vào học tại Trường hành chính thuộc địa, nhưng không được chấp thuận (trong đơn này ông tự ghi là sinh năm 1892). Ngày 31 tháng 11 năm 1912, ông chuyển 15 đồng bạc Đông Dương cho cha mình.
Đầu tháng 12 năm 1912, ông sangHoa Kỳ. Ngày 15 tháng 12 năm 1912, từNew York, ông viết thư cho Khâm sứTrung Kỳnhờ tìm địa chỉ cha mình và muốn xin cho người cha một công việc. Thư này ông ký tên làPaul Tất Thành.
Cuối năm 1913, Nguyễn Tất Thành rời nước Mỹ sang nước Anh làm nghề cào tuyết cho một trường học, đốt lò rồi phụ bếp cho khách sạn.
Đầu năm 1914, ông gửi thư choPhan Châu Trinh, thông báo vắn tắt tình hình bản thân, đưa ra những nhận xét về chiến tranh thế giới đang diễn ra và dự đoán những chuyển biến có thể có. Ông cũng gửi choPhan Châu Trinhmột bài thơ thất ngôn bát cú với hai câu mở đầu như sau:
Chọc trời khuấy nước tiếng đùng đùng Phải có kiên cương mới gọi hùng và hai câu kết:
Ba hột đạn thầm hai tấc lưỡi Sao cho ích giống mấy cam lòng.
Ngày 16 tháng 4 năm 1915, ông viết thư choToàn quyền Đông Dương, thông qua lãnh sự Anh tạiSài Gòn, nhờ tìm địa chỉ của cha. Thư ký tênPaul Thành.
Cuối năm 1917, ông trở lại nước Pháp, sống và hoạt động ở đây cho đến năm 1923.
Trong thời gian ở Pháp, ông làm thợ ảnh và trọ tại ngôi nhà số 9, ngõ Côngpoanh (Compoint), quận 17, Paris. Căn phòng trọ rất thiếu thốn tiện nghi, không có lò sưởi nên mùa đông rất lạnh. Bởi vậy, cũng giống như những người nghèo ở Pháp khi đó, mỗi buổi sáng mùa đông trước khi đi làm, ông để một viên gạch vào lò bếp của bà chủ nhà (tên là Jammot), chiều về lấy viên gạch ra, bọc vào trong những tờ báo cũ rồi lót xuống nệm cho đỡ ré. Khi viên gạch được quấn nhiều lần bằng vải hoặc chăn, nhiệt sẽ được giữ lại khá lâu giống mộttúi sưởi. Phương pháp này có vẻ kỳ lạ với người thời nay, nhưng đây là cách sưởi ấm giường rất phổ biến của người nghèo châu Âu vào đầu thế kỷ 20Hình ảnhviên gạch hồngđã trở thành nguồn cảm hứng của nhiều bài thơ viết về Hồ Chí Minh. Sau này,Tổng Lãnh sự Phápở Thành phố Hồ Chí Minh đã đích thân tặngBảo tàng Hồ Chí Minhmột viên gạch được phục chế trên cơ sở viên gạch cùng thời mà Nguyễn Ái Quốc đã dùng.
Cách đây 100 năm, ngày 5/6/1911, Bác Hồ của chúng ta, lúc ấy mang tên Văn Ba đã rời bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh), với công việc làm phụ bếp trên tàu đô đốc Latouche Trêville thuộc Hãng vận tải hợp nhất của Pháp để đi sang Pháp. Qua nhiều người tài liệu chúng ta biết, vào đầu thế kỷ XX có khoảng trên 100 người Việt Nam sang Pháp. Nhưng những người đó sang phương Tây chủ yếu là kiếm sốn, một số rất ít là sang để học hành. Riêng Nguyễn Tất Thành sang phương Tây với mục đích và tâm nguyện rất rõ ràng là tìm con đường giải phóng dân tộc, cứu nước và đồng bào thoát khỏi vòng nô lệ. Tâm nguyện ấy chính Bác Hồ đã nhiều lần thổ lộ với các nhà báo nước ngoài. Từ năm 1919, trả lời phỏng vấn Yi Chê Bao (âm Hán là báo Nghị Xả) với câu hỏi “ông đến Pháp với mục đích gì?” Người nói rõ: “Để đòi những quyền tự do mà chúng tôi phải được hưởng” (1).
Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, ông lấy tên Nguyễn Văn Ba, lên đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville của hãng vận tải Hợp nhất (Compagnie des Chargeurs réunis), thường được gọi nôm na là hàng Nǎm Sao, với mong muốn học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây]. Trước đó, có một câu chuyện về quyết định của Hồ Chí Minh trước khi làm phụ bếp trên tàu; ông có một người bạn thân tên là Lê, và ông muốn cùng anh Lê đi sang Pháp, lúc đầu anh Lê đồng ý, nhưng sau đó do không đủ can đảm nên anh Lê đã thất hứa.
Trong thập niên 1960, khi nói chuyện với khách nước ngoài, ông cho biết rằng ông đã từng là lính thủy.
Khi mới sang Pháp, ông có làm đơn xin được vào học tại Trường hành chính thuộc địa, nhưng không được chấp thuận (trong đơn này ông tự ghi là sinh năm 1892). Ngày 31 tháng 11 năm 1912, ông chuyển 15 đồng bạc Đông Dương cho cha mình.
Đầu tháng 12 năm 1912, ông sang Hoa Kỳ. Ngày 15 tháng 12 năm 1912, từ New York, ông viết thư cho Khâm sứ Trung Kỳ nhờ tìm địa chỉ cha mình và muốn xin cho người cha một công việc. Thư này ông ký tên là Paul Tất Thành.
Cuối năm 1913, Nguyễn Tất Thành rời nước Mỹ sang nước Anh làm nghề cào tuyết cho một trường học, đốt lò rồi phụ bếp cho khách sạn.
Đầu năm 1914, ông gửi thư cho Phan Châu Trinh, thông báo vắn tắt tình hình bản thân, đưa ra những nhận xét về chiến tranh thế giới đang diễn ra và dự đoán những chuyển biến có thể có. Ông cũng gửi cho Phan Châu Trinh một bài thơ thất ngôn bát cú với hai câu mở đầu như sau:
Chọc trời khuấy nước tiếng đùng đùng
Phải có kiên cương mới gọi hùng
và hai câu kết:
Ba hột đạn thầm hai tấc lưỡi
Sao cho ích giống mấy cam lòng.
Ngày 16 tháng 4 năm 1915, ông viết thư cho Toàn quyền Đông Dương, thông qua lãnh sự Anh tại Sài Gòn, nhờ tìm địa chỉ của cha. Thư ký tên Paul Thành.
Cuối năm 1917, ông trở lại nước Pháp, sống và hoạt động ở đây cho đến năm 1923.
Trong thời gian ở Pháp, ông làm thợ ảnh và trọ tại ngôi nhà số 9, ngõ Côngpoanh (Compoint), quận 17, Paris. Căn phòng trọ rất thiếu thốn tiện nghi, không có lò sưởi nên mùa đông rất lạnh. Bởi vậy, cũng giống như những người nghèo ở Pháp khi đó, mỗi buổi sáng mùa đông trước khi đi làm, ông để một viên gạch vào lò bếp của bà chủ nhà (tên là Jammot), chiều về lấy viên gạch ra, bọc vào trong những tờ báo cũ rồi lót xuống nệm cho đỡ ré. Khi viên gạch được quấn nhiều lần bằng vải hoặc chăn, nhiệt sẽ được giữ lại khá lâu giống một túi sưởi. Phương pháp này có vẻ kỳ lạ với người thời nay, nhưng đây là cách sưởi ấm giường rất phổ biến của người nghèo châu Âu vào đầu thế kỷ 20 Hình ảnh viên gạch hồng đã trở thành nguồn cảm hứng của nhiều bài thơ viết về Hồ Chí Minh. Sau này, Tổng Lãnh sự Pháp ở Thành phố Hồ Chí Minh đã đích thân tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh một viên gạch được phục chế trên cơ sở viên gạch cùng thời mà Nguyễn Ái Quốc đã dùng.
*Chúc bạn học tốt*