Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những con gió phụ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ (đơn vị đo chiều dài hay dùng ở Anh, Mỹ bằng 0,3048m)
( Chiếc lá cuối cùng – O Hen-ri)
Câu 1: Xác định phương thức biẻu đạt của đoạn văn trên
Câu 2:Nêu nội dung của đoạn văn
Câu 3: Xác định phép liên kết câu trong đoạn văn
Câu 4: Viết đoạn văn cảm nhận về đoạn văn trên.
câu 1 :ptbđ tự sự
câu 2: Gợi liên tưởng đến số phận con người. Vì nghèo đói và bệnh tật mà Giôn-xi tuyệt vọng, bi quan về cuộc sống.
+ Chiếc lá còn gợi liên tưởng đến ý chí, nghị lực của con người.
+ Đặc biệt, chiếc lá cuối cùng là hình tượng đẹp thể hiện tình yêu thương giữa những người ngèo khổ
câu 4 :Đoạn van cho chúng ta thấy tình yêu giữa những người nhèo khổ .Trước hết vì lá vẽ rất giống, ở gần cuống lá vẫn còn giữ màu xanh sẫm, nhưng rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ.Tuy nhiên, chiếc lá ấy chỉ thật sự là kiệt tác khi nó đem lại sự sống, niềm tin cho Giôn-xi. Chiếc lá không chỉ vẽ bằng bút lông, bột màu mà bằng cả tình thương bao la và lòng hi sinh cao thượng. Cụ Bơ-men đã đổi mạng sống của mình cho Giôn-xi. Sự hi sinh thầm lặng ấy cứu sống một con người và để lại cho đời biết bao niềm trân trọng, kính yêu. Kiệt tác nghệ thuật ấy chứa đựng tâm hồn, tài năng của một nghệ sĩ chân chính. Cụ Bơ-men đã chết nhưng kiệt tác của cụ vẫn sống mãi với Giôn-xi và Xiu, vẫn sống mãi trong lòng các thế hệ bạn đọc. Nghệ thuật chân chính đã tìm được mục đích sáng tạo của nó: thầm lặng, hi sinh vì con người.