0 bình luận về “những sản phẩm thủ công nghiệp thời nhà Lý”
sản xuất sản phẩm thủ công nghiệp mang trao đổi, buôn bán tại các chợ, phố, lị sở, các chợ phủ lộ và kinh thành Thăng Long. Các ngành nghề chính trong nhân dân gồm có: Nghề gốm: sản xuất đồ sinh hoạt hằng ngày của nhân dân. Nổi tiếng nhất là làng Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng.
Về cơ cấu thành phần của kinh tế thủ công nghiệp thời Lý bao gồm hai bộ phận chính là thủ công nghiệp nhà nước (do triều đình tổ chức sản xuất) và thủ công nghiệp tư nhân (thủ công nghiệp nhân dân). Thủ công nghiệp nhà nước chủ yếu là các xưởng thủ công do triều đình tổ chức sản xuất. Lực lượng sản xuất chủ yếu ở các xưởng sản xuất này là thợ bách tác. Thợ bách tác chủ yếu là những tù nhân, trong đó có cả những tù nhân chiến tranh mà nhiều nhất là tù nhân Chiêm Thành. Lực lượng những tù binh Chiêm Thành do vua Lý Thánh Tông chiến thắng mang về. Trong số tù binh đó có rất đông là thợ khéo tay, những thợ thủ công lành nghề… họ là những người đóng góp đáng kể cho sự phát triển của sản xuất thủ công nghiệp nhà nước thời Lý. Những sản phẩm của họ làm khá tinh xảo với kỹ thuật cao, những sản phẩm này chủ yếu phục vụ nhu cầu của nhà nước, nhà vua và hoàng cung. Chính vì thế, nhà Lý “cấm các thợ bách tác không được làm đồ dùng theo kiểu của nhà nước tự tiện bán cho dân gian”. Không những thế, sau khi thành lập vương triều, trong gần một thế kỷ đầu tiên xây dựng đất nước, nhà Lý tập trung xây dựng các công trình nhà nước ở kinh thành Thăng Long như đền đài, cung điện, chùa chiền, đền quán… do đó số lượng các công xưởng thủ công tham gia vào công việc chế tác, sáng tạo các đồ trang trí, các vật phẩm cho hoàng cung là không ít.
Bên cạnh loại hình thủ công nghiệp nhà nước, thủ công nghiệp tư nhân thời kỳ này cũng đã manh nha xuất hiện. Bộ phận này không tách hẳn độc lập mà chủ yếu là tự sản xuất kết hợp trong nông nghiệp nhằm mục đích phục vụ nhu cầu cuộc sống và trao đổi trên thị trường. Do đó ngoài các thợ thủ công trong các công xưởng nhà nước cũng đã xuất hiện những thợ thủ công tự do ở ngoài theo thời vụ. Theo ghi chép của sử sách, năm 1010, 1031 triều đình đã thuê thợ ở ngoài để xây dựng các công trình nhà nước. Điều này cho thấy xu hướng phát triển tất yếu của sản xuất thủ công nghiệp tư nhân dưới thời nhà Lý.
Cơ cấu ngành nghề sản xuất thủ công nghiệp thời kỳ này cũng đã hình thành những ngành cơ bản, chủ yếu là những ngành phục vụ nhu cầu thiết yếu của triều đình và công cuộc xây dựng kiến thiết đất nước. Trước hết đó là nghề dệt tơ lụa. Đây là nghề khá phổ biến trong nhân dân, có nguồn thu khá lớn. Năm 1013, vừa lên ngôi được 3 năm Lý Thái Tổ đặt ra việc thu thuế bãi dâu trong cả nước. Điều này cho thấy nghề dệt tơ lụa đã khá phổ biến, diện tích đất trồng dâu nuôi tằm khá lớn. Nghi Tàm là một trong những làng cổ có nghề dệt lụa tơ tằm phát đạt với bà tổ nghề là công chúa Quỳnh Hoa, con vua Lý Thái Tông. Bên cạnh đó còn làng Trích Sài và Nghĩa Đô cũng nổi tiếng về nghề dệt với bà tổ nghề là Phạm Thị Ngọc Đô. Theo ghi chép của Đại Việt sử ký toàn thư: “Năm 1040, Lý Thái Tông dạy cho các cung nữ dệt gấm vóc trong cung, đồng thời lấy hết gấm vóc mua từ Trung Quốc trong kho ra phát hết cho các quan may áo để tỏ ý từ đó không dùng hàng gấm vóc nước Tống nữa” nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước. Tuy nhiên việc làm này của vua Lý Thái Tông cũng cho thấy rằng nghề dệt đã đáp ứng được những nhu cầu tiêu dùng của hoàng gia, triều đình và xã hội. Không những thế, nhà Lý còn có kho riêng gọi là quyến khố ty, là ty coi kho tơ lụa của triều đình. Sau này chủ trương khuyến khích nghề dệt trong nước tiếp tục được thực hiện, hàng gấm vóc trong nước có chất lượng tốt và dùng phổ biến, thậm chí dùng làm cống phẩm cho nhà Tống.
Cùng với nghề dệt, nghề sản xuất đồ gốm, đất nung và các loại vật liệu xây dựng thời Lý cũng khá phát triển xuất phát từ nhu cầu của việc xây dựng các đền đài cung điện, chùa chiền, miếu mạo. Những kết quả khảo cổ học ở Hoàng thành Thăng Long về các loại gạch men, các đồ gốm trang trí cho thấy sự phát triển của sản xuất thủ công thời kỳ này. Gạch thời Lý có nhiều hình dạng phong phú và nhiều loại hoa văn như rồng uốn khúc, dây cúc, hoa sen, tượng phật…; đồ gốm được tìm thấy ở hai công trình lớn là tháp Diên Hựu và tháp Sùng Thiện Diên Linh. Làng sản xuất gốm nổi tiếng Bát Tràng đã được hình thành từ thời gian này, ngoài ra còn có làng Quả Cảm bên sông Cầu (khu vực Việt Yên – Bắc Giang ngày nay).
Nghành khai thác mỏ thời kỳ này cũng đã có những hoạt động ban đầu. Qua những lần các tù trưởng địa phương dâng kim loại quý cho nhà vua chứng tỏ đã có những hoạt động khai thác. Tuy nhiên hoạt động này mới chỉ là tự phát, manh mún, chủ yếu là đãi vàng lộ thiên, chưa có quy mô cũng như tổ chức quy củ để khai thác. Theo ghi chép của Việt sử lược: vào năm 1062, mùa thu, tháng 9 vua Lý Thánh Tông sai người đi khai mỏ vàng ở động Vũ Kiện, khai mỏ bạc ở huyện Hạ Liên. Nhà nước còn lấy vàng đúc tượng cho thấy sự quan tâm của nhà nước với các loại kim loại quý này. Không những thế sự phát triển của nghề đúc đồng với việc đúc các tượng, chuông, tiền, vũ khí và đồ đồng chứng tỏ việc khai thác đồng khá phổ biến.
Ngoài ra còn có nhiều nghề thủ công khác dù không được sử sách ghi chép nhiều nhưng chắc chắn cũng khá phổ biến như: khắc bia đá, mộc, nề, đúc kim loại, chạm khắc, mỹ nghệ…
Tất cả những minh chứng trên dù chưa thật sự đầy đủ nhưng cũng đã phần nào cho thấy một thời kỳ mở rộng và nở rộ của các ngành nghề thủ công nghiệp dưới thời Lý. Sản xuất thủ công nghiệp đã góp phần không nhỏ cùng với sản xuất nông nghiệp làm nên một nền kinh tế ổn định và phát triển. Điều này chứng tỏ sự phát triển của sản xuất và phân công lao động xã hội đạt đến mức độ nhất định; đồng thời sự phát triển của các ngành sản xuất thủ công đã phản ánh bước chuyển biến quan trọng trong tư duy kinh tế và trình độ thẩm mỹ của xã hội Đại Việt thời Lý
sản xuất sản phẩm thủ công nghiệp mang trao đổi, buôn bán tại các chợ, phố, lị sở, các chợ phủ lộ và kinh thành Thăng Long. Các ngành nghề chính trong nhân dân gồm có: Nghề gốm: sản xuất đồ sinh hoạt hằng ngày của nhân dân. Nổi tiếng nhất là làng Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng.