Những sự kiện lịch sử chính của lịch sử việt nam (1858-1884)

Những sự kiện lịch sử chính của lịch sử việt nam (1858-1884)

0 bình luận về “Những sự kiện lịch sử chính của lịch sử việt nam (1858-1884)”

  1. – Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha tấn công bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), mở đầu cuộc xâm lược VN

    – Năm 1862 Triều đình Huế lí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862) nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn

    – Năm 1867, Pháp chiếm gọn 3 tỉnh miền Tây Nam Kì mà không tốn một viên đạn.

    – 1873-1874 Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất, Triều đình Huế hoang mang, kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất chính thức công nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp.

    – 1882-1883 Pháp tấn công Bắc kì lần thứ 2 rồi tấn công cửa biển Thuận An, ép triều đình Huế kis hiệp ước Hắc-măng

    – 1884 Pháp kí với triều đình nhà Nguyễn hiệp ước Patơnốt(6/6/1884); VN trở thành thuộc địa của Pháp

    Hết

    Nhớ cô giáo cũ dạy lịch sử của mình quá

    Bình luận
  2. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858 – 1884)

    + Năm 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam.

    + 1862, Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862) nhượng hẳn cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.

    + 1867, Pháp chiếm gọn 3 tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tĩnh) mà không tốn một viên đạn.

    + 1873 – 1874, Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất, triều đình nhà Nguyễn hoang mang, kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874) chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp.

    + 1882 – 1883, Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ hai rồi tấn công cửa biển Thuận An (Huế) ép triều đình Huế kí Hiệp ước Hácmăng.

    + 1884, Pháp kí với triều đình nhà Nguyễn Hiệp ước Patơnốt (6/6/1884); Việt Nam trở thành thuộc địa Pháp.

    Trải qua hơn ¼ thế kỉ, Pháp đã hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam về mặt quân sự. Với Hiệp ước Patơnốt, Việt Nam không còn là một quốc gia độc lập mà trở thành một nửa thuộc địa nửa phong kiến, kéo dài cho đến tháng 8/1945.

    Phong trào yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến trong lịch sử 9 (1885 – 1896)

    + 1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh vưa Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương. Phong trào Cần Vương bùng nổ.

    + 1885 – 1888: Giai đoạn 1 của phong trào Cần Vương: Phong trào phát triển mạnh mẽ với hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ, gây cho Pháp nhiều thiệt hại, làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.

    + 1888 – 1896: Giai đoạn 2 của phong trào Cần Vương: Vua Hàm Nghi bị giặc bắt, Tôn Thất Thuyết không còn trong nước nhưng phong trào vẫn tiếp tục; quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn (Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê…)

    + Khởi nghĩa Hương Khê thất bại (1896) đã đánh dấu việc Pháp hoàn thành bình định Việt Nam, khuynh hướng phong kiến chấm dứt.

    Những điểm mới của phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX trong lịch sử 9 (1897 – 1918)

    + 1897 – 1914: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm biến chuyển sâu sắc kinh tế – xã hội Việt Nam, tạo điều kiện cho sự ra đời của khuynh hướng cứu nước mới ở Việt Nam – khuynh hướng dân chủ tư sản.

    + Những năm đầu thế kỉ XX – 1914, sự ra đời của những giai cấp tầng lớp mới: công nhân, tư sản, tiểu tư sản, trí thức,… Bổ sung thêm lực lượng cho phong trào yêu nước chống Pháp.

    + Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản thông qua hai xu hướng (bạo động của Phan Bộ Châu và cải cách của Phan Châu Trinh) nhưng cuối cùng vẫn thất bại, bế tắc. Lịch sử Việt Nam vẫn bế tắc, khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo.

    + Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, mở đầu cho thời kì hoạt động, trải nghiệm, tìm hiểu thực tiễn cách mạng các nước (những hoạt động yêu nước ban đầu của Nguyễn Tất Thành).

    Phong trào dân tộc dân chủ trong chương trình lịch sử lớp 9 (1919 – 1930)

    + 1919 – 1929: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam.

    + 1919, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Véc-xai Bản yêu sách 8 điểm đòi quyền lợi cho nhân dân Việt Nam.

    + 1920, Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tìm con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam.

    + 1929, ba tổ chức cộng sản ra đời ở nước ta (Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn).

    + 3/2/1930: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

    + 10/1930: Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Đảng lãnh đạo nhân dân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: chống đế quốc, chống phong kiến. (1930 – 1945) – Kiến thức trọng tâm lịch sử 9 cần ghi nhớ

    + Phong trào cách mạng 1930 – 1931, đỉnh cao là Xô viết Nghệ – Tĩnh.

    + 1936 – 1939: Phong trào đấu tranh đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

    + 1939 – 1945: Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.

    + 18/8 – 2/9/1945: Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

    + 2/9/1945: Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

    Lịch sử lớp 9 – Đảng lãnh đạo thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc (1945 – 1954)

    + Từ 2/9/1945 – 19/12/1946: Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, giữ vững và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân.

    + Từ 19/12/1946 – 21/7/1954: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mĩ.

    + Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954) về Đông Dương được kí kết, kết thúc thắng lợi của cuộc khảng chiến chống thực dân Pháp.

    Những sự kiện lịch sử 9 đáng chú ý nhất trong giai đoạn (1954 – 1975) – Đảng lãnh đạo nhân dân thực hiện ba nhiệm vụ chiến lược cách mạng độc đáo, sáng tạo

    + 1954 – 1975, miền Bắc tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, chi viện cho miền Nam.

    + 1954 – 1973: Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và tay sai.

    + 1973, Mĩ kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và rút quân về nước.

    + 1973 – 1975: Hoàn thành sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.

    Đường lãnh đạo nhân dân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng trong lịch sử 9: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa (1975 – 2000)

    + Từ ngày 30/4/1975 – 2/7/1976: Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

    + 1976 – 1986: Xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc thông qua việc thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm: 1976 – 1980, 1981 – 1985.

    + 1986 – 2000: Thực hiện đường lối đổi mới đất nước thông qua các kế hoạch Nhà nước: 1986 – 1990, 1991 – 1995, 1996 – 2000.

    Trên đây là những mốc lịch sử Việt Nam trong giai đoạn 1858 – 2000. Tài liệu được trích từ cuốn sách Bí quyết tăng nhanh điểm kiểm tra Lịch sử 9. Để nhận được tư vấn chi tiết về sách tham khảo, mời bạn đọc liên hệ với chúng tôi theo thông tin cuối bài viết.

    Bình luận

Viết một bình luận