những thành tựu về văn hóa và khoa học kĩ thuật ở các quốc gia phương đông và phương tây (mk đang cần gấp ạ)

những thành tựu về văn hóa và khoa học kĩ thuật ở các quốc gia phương đông và phương tây
(mk đang cần gấp ạ)

0 bình luận về “những thành tựu về văn hóa và khoa học kĩ thuật ở các quốc gia phương đông và phương tây (mk đang cần gấp ạ)”

  1. * Về tư tưởng:

     

    – Nho giáo: Giữ vai trò quan trọng. Trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến.

     

    – Phật giáo: Thịnh hành nhất là vào thời Đường. Phật giáo cũng được tôn sùng, cho xây chùa, tạc tượng, in kinh và cử các nhà sư đi tìm hiểu về đạo Phật tại Ấn Độ.

     

    * Văn học:

     

    – Có nhiều thể loại như: Thơ, tiểu thuyết,…

     

    – Với nhiều tên tuổi, tác phẩm nổi tiếng như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,… Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần,…

     

    * Lịch sử:

     

    – Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên là tác phẩm sử học nổi tiếng có từ thời Hán.

     

    – Các quan chép sử của Trung Quốc đã ghi chép, biên soạn được nhiều bộ sử đồ sộ khác như Hán thư, Đường thư, Minh sử,…

     

    * Về khoa học – kĩ thuật: Có 4 phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng. Đó là những cống hiến rất lớn của nhân dân Trung Quốc với nền văn minh thế giới.

     

    * Về nghệ thuật, kiến trúc: Có nhiều công trình đặc sắc: Vạn lí trường thành, những cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động,… còn được lưu giữ đến ngày nay. 

    Giải thích các bước giải

    Chúc bạn học tốt nhé ❤️❤️❤️

    Bình luận
  2. Văn học

    – Văn học dân gian phát triển rực rỡ, nhiều hình thức phong phú: tục ngữ, ca dao, truyện thơ dài, truyện tiếu lâm,…

    – Văn học chữ Nôm những tác phẩm tiêu biểu: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm,… các tác giả: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu,

     Nghệ thuật

    – Văn nghệ dân gian:

    + Nghệ thuật sân khấu, tuồng, chèo phổ biến khắp nơi.

    + Ở miền xuôi: hát quan họ, trống quân, hát lí, hát dặm, hát tuồng,…

    + Ở miền núi: hát lượn, hát khắp, hát xoan,…

    – Nghệ thuật tranh dân gian, nhiều tác phẩm nổi tiếng: tranh Đánh vật, chăn trâu thổi sáo, Bà Triệu,… nhất là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh).

    – Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc:

    + Công trình kiến trúc nổi tiếng: chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội), đình làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh), cung điện, lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế, Khuê văn các (Hà Nội),…

    + Nghệ thuật tạc tượng đồng đạt đến đỉnh cao: 18 tượng vị tổ ở chùa Tây Phương, 9 đỉnh đồng lớn và nhiều công trình điêu khắc khác ở cung điện Huế,…

     Khoa học – kĩ thuật

    * Khoa học:

    – Sử học:

    + Có những tác phẩm: Đại Việt sử kí tiền biên, Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện,…

    + Nhà bác học lớn nhất của thế kỉ XVIII – Lê Quý Đôn, với các tác phẩm: Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục, Vân Đài loại ngữ,…

    + Phan Huy Chú với bộ Lịch triều hiến chương loại chí.

    – Địa lí: Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức), Nhất thống dư địa chí (Lê Quang Định),…

    – Y học: Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông) phát hiện thêm công dụng của 305 vị thuốc nam, thu thập được 2854 phương thuốc trị bệnh, ra đời bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh (66 quyển).

    * Kĩ thuật:

    – Học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí.

    – Chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước.

    – Đóng được một chiếc tàu thủy chạy bằng máy hơi nước

    Bình luận

Viết một bình luận