“Những thói quen tốt ta hình thành khi còn trẻ không tạo nên khác biệt nhỏ nào, đúng hơn, chúng tạo ra tất cả khác biệt.” (Aristotle) Không biết bao n

“Những thói quen tốt ta hình thành khi còn trẻ không tạo nên khác biệt nhỏ nào, đúng hơn, chúng tạo ra tất cả khác biệt.” (Aristotle) Không biết bao nhiêu lần tôi nghe những người trẻ quanh mình than buồn, chán, bảo không biết gì để làm. Và rồi không biết làm gì nên ta giết thời giờ với những thú vui nhỏ nhặt, rong chơi cho qua ngày đoạn tháng, ngủ vùi lười biếng hoặc chìm đắm vào yêu đương. Nhưng khi đã đi qua gần hết thời đôi mươi, ngấp nghé ở ngưỡng ba mươi, nhìn lại tôi mới thấy tiếc nuối. Thấy bây giờ cuộc sống có quá nhiều cơ hội, nhiều điều phải làm, nhiều thứ để học, mà mình lại không có đủ thời gian cho ngần ấy thứ. Nghĩ nếu mà mình biết những điều này khi còn đi học, khi mình còn trẻ tuổi, chắc hẳn cuộc sống của mình sẽ khác, chắc mình sẽ bớt đi nhiều vật vã gian nan. Ai có trải qua rồi mới hiểu, tuổi trẻ ngắn ngủi biết bao nhiêu. Thời gian một đi là không trở lại. Điều đáng quý nhất mà tuổi trẻ có được là thời gian, nhưng rất nhiều người trẻ không biết làm gì có ích với thời gian của họ. Trên thực tế, có rất nhiều điều để làm, khi người ta còn trẻ.
(Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? – Roise Nguyễn
NXB Hội Nhà văn, 2020, tr.11, 12)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, những người trẻ thường làm gì để giết thời giờ?
Câu 3. Việc tác giả trích dẫn câu nói của Aristotle có tác dụng gì?
Câu 4. Anh/ Chị có đồng tình với ý kiến: “Điều đáng quý nhất mà tuổi trẻ có được là thời gian” không? Vì sao?

0 bình luận về ““Những thói quen tốt ta hình thành khi còn trẻ không tạo nên khác biệt nhỏ nào, đúng hơn, chúng tạo ra tất cả khác biệt.” (Aristotle) Không biết bao n”

  1. Câu 1:

    – Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

    Câu 2:

    – Theo đoạn trích, những người trẻ thường giết thời giờ với: các thú vui nhỏ nhắn, vui chơi cho qua ngày đoạn tháng, ngủ vùi lười biếng hoặc chìm sâu vào yêu đương.

    Câu 3:

    Tác dụng:

    – Khẳng định thói quen tốt thời trẻ làm nên khác biệt rất lớn. Vì điều đó có ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy, sự ghi nhớ của người đọc.

    – Dùng câu nói của một nhà triết học tên tuổi nhằm tăng tính thuyết phục cho vấn đề tác giả đang  đề ra.

    Câu 4:

    [Bạn trình bày quan điểm đồng tình, không đồng tình hoặc đồng tình một nửa và định nghĩa thuyết phục.]

    Bình luận
  2. Câu 1 :

    +PTBĐ chính : Nghị luận.

    Câu 2 : 

    +Theo đoạn trích, để giết thời gian những người trẻ thường : 

    $→$Giết thời giờ với những thú vui nhỏ nhặt, rong chơi cho qua ngày đoạn tháng, ngủ vùi lười biếng hoặc chìm đắm vào yêu đương.

    Câu 3 :

    +Việc tác giả trích dẫn câu nói của Aristotle có tác dụng :

    $→$”Những thói quen tốt ta hình thành khi còn trẻ không tạo nên khác biệt nhỏ nào, đúng hơn, chúng tạo ra tất cả khác biệt.” cho ta thấy rõ được những cái thói quen tốt của ta khi còn trẻ nó sẽ tạo thành những điểm khác biệt , không giống nhau .

    $→$ Qua câu nói đó đã làm thuyết phục người đọc về vấn đề mà tác giả đang khẳng định rõ ở đây đó chính là thói quen tốt lúc ta còn trẻ tạo nên tất cả sự khác biệt rất to lớn.

    $⇒$ Thu hút, hấp dẫn, giúp người đọc hiểu và tư duy rõ vấn đề.

    Câu 4 :

    +Với ý kiến: “Điều đáng quý nhất mà tuổi trẻ có được là thời gian” em đồng ý vì tổi trẻ ai cũng chỉ có một lần duy nhất trong đời, nếu thời gian trôi qua sẽ không bao giờ quay trở lại. Hơn thế, tuổi trẻ còn là quãng thời gian vô cùng đẹp, tuổi trẻ cho ta hiểu biết nhiều hơn, phát triển bản thân và ta có thể tự tin làm những gì mình có thể, và có thể thử những thứ ta chưa bao giờ được biết hay tận mắt thấy. Bởi vậy cái đáng quý nhất của tuổi trẻ là thời gian vô cùng đúng đắn. 

    Bình luận

Viết một bình luận