Những vết đinh Một cậu bé nọ có tính xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm, cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh rồi nói với cậu: “Mỗi khi con nổi nóng với

By Amara

Những vết đinh
Một cậu bé nọ có tính xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm, cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh rồi nói với cậu: “Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cái đinh lên chiếc hàng rào gỗ.”
Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu bé đã tập kiềm chế cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng trên lên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình còn dễ hơn là phải đi đóng một cây đinh lên hàng rào.
Đến một ngày, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt cả ngày. Cậu đến thưa với cha và ông bảo: “Tốt lắm, bây giờ nếu sau mỗi ngày mà con không hề nổi giận với ai dù chỉ một lần, con hãy nhổ một cây đinh ra khỏi hàng rào.”
Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé đã vui mừng hãnh diện tìm cha mình báo rằng đã không còn một cái đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu liền đến bên hàng rào. Ở đó, ông nhỏ nhẹ nói với cậu: “Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh còn để lại trên hàng rào. Hàng rào đã không giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói ấy cũng giống như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương rất khó lành trong lòng người khác. Cho dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn lại mãi mãi. Con hãy luôn nhớ: vết thương tinh thần còn đau đớn hơn cả những vết thương thể xác. Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá quý. Họ giúp con cười và giúp con mọi chuyện. Họ nghe con than thở khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở trái tim mình ra cho con. Hãy nhớ lấy lời cha…”
Câu 1:nêu thứ tự kể của câu chuyện?
Câu 2:những vết đinh trên hàng rào tượng trưng cho điều gì ?
Câu 3:bài học em rút ra từ câu truyện là gì?
Câu 4:xác định cụm danh từ trong câu văn:” “Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy đóng một cái đinh lên chiếc hàng rào gỗ.”
Câu 5:hãy chỉ ra những câu văn có phép tu từ so sánh trong văn bản trên và cho biết nó thuộc kiểu so sánh nào?
GIÚP MÌNH VỚIIIIIIIIIII ! AI TRẢ LỜI NHANH NHẤT THÌ BÌNH CHỌN CTLHN ,NHỚ CỐ GẮNG VÀO CHỨ 50 ĐIỂM ĐÓ !!!

0 bình luận về “Những vết đinh Một cậu bé nọ có tính xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm, cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh rồi nói với cậu: “Mỗi khi con nổi nóng với”

  1. Câu 1: Thứ tự kể của câu chuyện là: 

    Kể xuôi. Sự việc nào diễn ra trước thì kể trước sự việc nào diễn ra sau thì kể sau.

    Câu 2: Những vết đinh trên hàng rào tượng trưng cho những thử thách, chướng ngoại vật nguy hiểm khó khăn.

    Câu 3: Khi nóng giận là khi mk ít có sự tỉnh táo. Vì vậy mỗi khi gặp chuyện gì đó khiến mk nóng giận, chúng ta hãy bình tĩnh suy nghĩ mọi góc độ của vấn đề cho thấu đáo, cẩn thận.

    Câu 4: Cụm danh từ trong câu là: một cái đinh, chiếc hàng rào gỗ

    Câu 5: 

    – Hàng rào đã không giống như xưa nữa.

    Thuộc kiểu so sánh không ngang bằng.

    – Nếu như còn nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói ấy cũng giống như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương rất khó lành trong lòng người khác. Thuộc kiểu so sánh ngang bằng.

    – Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá quý. Thuộc kiểu so sánh ngang bằng.

    Trả lời
  2. Những vết đinh
    Một cậu bé nọ có tính xấu là rất hay nổi nóng. Một hôm, cha cậu bé đưa cho cậu một túi đinh rồi nói với cậu: “Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cái đinh lên chiếc hàng rào gỗ.”
    Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 37 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu bé đã tập kiềm chế cơn giận của mình và số lượng đinh cậu đóng trên lên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận thấy rằng kiềm chế cơn giận của mình còn dễ hơn là phải đi đóng một cây đinh lên hàng rào.
    Đến một ngày, cậu đã không nổi giận một lần nào suốt cả ngày. Cậu đến thưa với cha và ông bảo: “Tốt lắm, bây giờ nếu sau mỗi ngày mà con không hề nổi giận với ai dù chỉ một lần, con hãy nhổ một cây đinh ra khỏi hàng rào.”
    Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé đã vui mừng hãnh diện tìm cha mình báo rằng đã không còn một cái đinh nào trên hàng rào nữa. Cha cậu liền đến bên hàng rào. Ở đó, ông nhỏ nhẹ nói với cậu: “Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh còn để lại trên hàng rào. Hàng rào đã không giống như xưa nữa rồi. Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói ấy cũng giống như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương rất khó lành trong lòng người khác. Cho dù sau đó con có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó vẫn còn lại mãi mãi. Con hãy luôn nhớ: Vết thương tinh thần còn đau đớn hơn cả những vết thương thể xác. Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá quý. Họ giúp con cười và giúp con mọi chuyện. Họ nghe con than thở khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở trái tim mình ra cho con. Hãy nhớ lấy lời cha…”
    Câu 1 : Nêu thứ tự kể của câu chuyện?

    $\text{=>}$ Thứ tự kể của câu chuyện là : Thời gian ( Kể xuôi ).

    $\text{=>}$ Vì : 

    $\text{+}$ Những sự việc trong câu chuyện được kể theo một trình tự nhất định , cụ thể là trình tự Thời gian :

    $\text{+}$ Mở đầu câu chuyện , tác giả đã giới thiệu về cậu bé ấy có một tính xấu là hay nổi nóng.

    $\text{+}$ Một hôm , cha cậu bé đưa cho câu một túi đinh và dặn cậu bé rằng : ” “Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy chạy ra sau nhà và đóng một cái đinh lên chiếc hàng rào gỗ.”

    $\text{+}$ Ngày đầu tiên , tất cả số đinh được đóng hết lên chiếc hàng rào.

    $\text{+}$ Sau vài tuần , số đinh được đóng lên ít đi.

    $\text{+}$ Đến một ngày , cậu đã không nổi giận bất kì lần nào trong một ngày.

    $\text{+}$ Ngày lại ngày trôi qua , cậu bé đã không còn nổi nóng với bất kì ai nữa.

    $\text{=>}$ Những chi tiết trên trong truyện đã được kể lần lượt theo trình tự $\text{Thời gian.}$

    Câu 2 : Những vết đinh trên hàng rào tượng trưng cho điều gì ?

    $\text{=>}$ Những vết đinh trên hàng rào tượng trưng cho những vết thương khó lành trong lòng người khác mỗi khi ta nổi giận , bộc phát ra những lời nói đau lòng . Dù có nói xin lỗi bao nhiêu lần đi chăng nữa , những vết thương ấy không bao giờ có thể lành lại như trước mà nó vẫn còn lại mãi mãi.

    Câu 3 : Bài học em rút ra từ câu truyện là gì?

    $\text{=>}$ Bài học em rút ra từ câu chuyện là : Trong cuộc sống , bản thân mỗi một cá nhân mõi khi nổi giận phải luôn biết kiềm chế cảm xúc của bản thân vì khi ta không thể kiềm chế được cảm xúc của chính mình , ta sẽ bộc phát ra những câu nói mà khiến người nghe cảm thấy đau lòng , đó sẽ là những vết thương có ảnh hưởng một cách vô cùng sâu sắc đến người khác , những vết thương ấy không bao giờ có thể lành lại như trước nữa mà nó đã in sâu vào trong tâm trí , trong lòng của họ. Vậy nên , khi nổi nóng , hãy luôn nhớ và tự dặn bản thân mình rằng , hãy kiềm chế cảm xúc của mình một cách tốt nhất , nhìn nhận mọi chuyện một cách thấu đáo , cẩn thận hơn để tránh làm tổn thương người khác , vừa để khiến mình đẹp hơn trong mắt mọi người , và cũng vừa để bản thân ta trở nên hoàn thiện , tốt hơn từng ngày.

    Câu 4 : Xác định cụm danh từ trong câu văn:” “Mỗi khi con nổi nóng với ai đó thì hãy đóng một cái đinh lên chiếc hàng rào gỗ.”

    $\text{=>}$ Cụm danh từ trong câu trên là :

    $\text{+}$ Một cái đinh.

    $\text{+}$ Chiếc hàng rào gỗ.

    Câu 5 : Hãy chỉ ra những câu văn có phép tu từ so sánh trong văn bản trên và cho biết nó thuộc kiểu so sánh nào?

    $\text{=>}$ Những câu văn có sử dụng phép tu từ ” So sánh ” .

    $\text{+}$ Nếu con nói điều gì trong cơn giận dữ, những lời nói ấy cũng giống như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương rất khó lành trong lòng người khác.

    $\text{+}$ Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá quý.

    $\text{=>}$ Kiểu so sánh : Ngang bằng.

    $\text{=>}$ Tác dụng : 

    $\text{+}$ Người cha đã giúp đứa con trai của mình hiểu ra được rằng , trong lúc giận giữ , những lời mà đứa con ấy nói ra cũng giống như những lỗ đinh , để lại những vết thương rất khó lành trong lòng người khác , để giúp cho cậu con trai hiểu rằng , khi giận giữ mà không biết tiết chế cảm xúc , ta chỉ làm tổn thương người khác mà thôi . Những điều đó thật sự không nên bởi vì , những con người xung quanh chúng ta , bạn bè của ta đều là những viên đá quý. Chỉ với những chiếc đinh và chiếc hàng rào gỗ , người cha đã giúp cậu bé hiểu ra được lỗi sai trong cách ứng xử của bản thân , để từ đó cậu bé thay đổi , trở nên không còn hay nóng giận với mọi người nữa.

    $\text{=>}$ Nhấn mạnh được hậu quả nặng nề của sự tức giận.

    $\text{HỌC TỐT!}$

    $\text{@ Yan}$

    Trả lời

Viết một bình luận