nơi diễn ra của phong trào hiến chương của anh

nơi diễn ra của phong trào hiến chương của anh

0 bình luận về “nơi diễn ra của phong trào hiến chương của anh”

  1. Hiến chương 77 là tên gọi của một kiến nghị được công bố vào tháng giêng 1977 lên án những hành động vi phạm nhân quyền của chính quyền Cộng sản tại Tiệp Khắc, nó cũng là tên của một phong trào dân quyền, mà trong thập niên 1970 cũng như 1980 trở thành trung tâm của phe đối lập.

    Năm 1976 nhiều văn nghệ sĩ và nhiều người trong giới trí thức, cả thợ thuyền, giám mục, cựu đảng viên Cộng sản và cả cựu mật thám, trong số này có nhà viết kịch Václav Havel, Jiří Hájek và Jiří Dienstbier (chính trị gia của Mùa xuân Praha) – cùng với những người Tiệp Khắc bình thường khác họp lại với nhau để mà nêu lên những vi phạm nhân quyền, trái lại với những gì mà ngoại trưởng Tiệp Khắc đã ký trong Hiệp ước Helsinki vào ngày 1 tháng 8 năm 1975.

    Trực tiếp đưa tới vụ này là những hành động trù dập của chính quyền đối với ban nhạc The Plastic People of the Universe. Ban nhạc này, được thành lập ngay sau vụ xâm lăng của Khối Warszawa vào năm 1968, đã tổ chức nhiều đại hội nhạc. Họ là nơi thu hút quan trọng trong giới nhạc độc lập với chính quyền và rất lôi cuốn giới trẻ. Trong một buổi trình diễn vào tháng 2 năm 1976 nhiều thành viên ban nhạc bị bắt và nhiều người đi nghe bị hỏi cung. Hành động này đưa tới những phản đối trong nước, cũng như tại hải ngoại. Václav Havel xem những trù dập đối với nhóm the Plastic People là cuộc tấn công của một chế độ toàn trị vào đời sống con người, vào tự do của con người. Theo Havel thì phải ngăn cản để việc này không còn tiếp diễn.

    Bình luận
  2. I. Phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX

    1. Phong trào đập phá máy móc và bãi công

    a. Nguyên nhân

    – Thời gian làm việc của công nhân từ 12 – 16 giờ/ngày.

    – Đồng lương chết đói.

    – Điều kiện làm việc rất tồi tàn.

    => Công nhân >< tư sản.

    b. Các hình thức đấu tranh đầu tiên

    – Vào cuối thế kỉ XVIII, phong trào đập phá máy móc và đốt công xưởng nổ ra mạnh mẽ ở Anh.

    – Đầu thế kỉ XIX, phong trào này lan ra các nước khác như Pháp, Bỉ, Đức. Công nhân còn đấu tranh bằng hình thức bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ làm.

    – Trong quá trình đấu tranh, giai cấp công nhân đã thành lập các công đoàn.

    2. Phong trào công nhân trong những năm 1830-1840

    Từ những năm 30 – 40 của thế kỉ XIX, giai cấp công nhân đã lớn mạnh, tiến hành đấu tranh chính trị, trực tiếp chống lại giai cấp tư sản.

    Năm 1831, công nhân dệt tơ thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm và đòi thiết lập chế độ cộng hòa. Tinh thần đấu tranh của họ thể hiện qua khẩu hiệu viết trên lá cờ “Sống trong lao động, chết trong chiến đấu”. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp. Năm 1834, thợ tơ Li-ông lại khởi nghĩa, đã chiến đấu quyết liệt với quân chính phủ trong bốn ngày.

    Năm 1844, công nhân dệt vùng Sơ-lê-din (Đức) khởi nghĩa, chống sự hà khắc của chủ xưởng và điều kiện lao động tồi tệ. Cuộc khởi nghĩa chỉ cầm cự được ba ngày rồi bị đàn áp đẫm máu.

    Từ năm 1836 đến năm 1847, một phong trào công nhân rộng lớn, có tổ chức, đã diễn ra ở Anh, đó là “Phong trào Hiến chương”.

    Hình thức đấu tranh của phong trào này là mít tinh, biểu tình đưa kiến nghị (có hàng triệu chữ kí) đến Quốc hội đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương, giảm giờ làm cho người lao động. Phong trào cuối cùng bị dập tắt nhưng đã tỏ rõ tính chất quần chúng rộng lớn, tính tổ chức và mục tiêu chính trị rõ nét.

    Những cuộc đấu tranh của công nhân Pháp, Đức, Anh nêu trên cuối cùng đều bị thất bại vì thiếu tổ chức lãnh đạo vững vàng và chưa có đường lối chính trị đúng đắn, nhưng đã đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế và tạo tiền đề cho sự ra đời của lí luận cách mạng.

    Bình luận

Viết một bình luận