nội dung chính và nghệ thuật của các câu sau đây a) nhất canh trì nhị canh viên tam canh điền b) nhất thì nhì thục c) một mặt người bằng mười mặt c

By Adeline

nội dung chính và nghệ thuật của các câu sau đây
a) nhất canh trì nhị canh viên tam canh điền
b) nhất thì nhì thục
c) một mặt người bằng mười mặt của
d) cái răng cái tóc là góc con người
e) đói cho sạch rách cho thơm
f) học ăn học nói hoc gói học mở
g) không thầy đố mày làm nên
h) học thầy không tày học bạn
j) thương người như thể thương thân
k) ăn quả nhớ kẻ trồng cây
l) một cây làm chẳng nên non
ba cây chụm lại nên hòn núi cao

0 bình luận về “nội dung chính và nghệ thuật của các câu sau đây a) nhất canh trì nhị canh viên tam canh điền b) nhất thì nhì thục c) một mặt người bằng mười mặt c”

  1. +Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền

    ⇒ Nội dung: thứ nhất là nghề nuôi cá,thứ nhì là nghề làm vườn,thứ ba là nghề làm ruộng

    ⇒Nghệ thuật :Sử dụng từ hán việt ,Gieo vần,Liệt kê

    +Nhất thì, nhì thục

    ⇒ Nội dung:Nhất thì : quan trọng nhất là thời gian, phải trồng cây đúng thời vụ thì cây mới có sản lượng cao. Nhì thục : Thục là đất, đất đai phải tốt, được chăm bón, tơi, ẩm.

    ⇒Nghệ thuật : – Gieo vần “thì” – “nhì” – Từ Hán Việt : Nhất – đầu tiên ; Nhì – Thứ hai ; Thì là thời vụ ; Thục là đất

    -Một mặt người bằng mười mặt của
    ⇒Nội dung: con người quý hơn tiền bạc, đề cao giá trị của con người.
    ⇒ Nghệ thuật: diễn đạt bằng so sánh (so sánh bằng, hai âm “ươi” [người-mười] vần và đối nhau qua từ so sánh).
    -Cái răng, cái tóc là góc con người
    ⇒ Nội dung: răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết của con người.
    ⇒ Nghệ thuật: dùng từ và câu có nhiều nghĩa (không những chỉ răng tóc cụ thể mà còn chỉ các yếu tố hình thức nói chung- là những yếu tố nói lên hình thức, nhân cách con người).
    -Đói cho sạch, rách cho thơm
    ⇒ Nội dung: dù khó khăn về vật chất vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu.
    ⇒ Nghệ thuật: dùng từ và câu có nhiều nghĩa (không những chỉ đói rách mà còn chỉ khó khăn, thiếu thốn nói chung; sạch, thơm chỉ việc giữ gìn tư cách, nhân phẩm tốt đẹp).
    -Học ăn, học nói, học gói, học mở.
    ⇒Nội dung:cần phải học cách ăn nói đúng chuẩn mực, cần phải học các hành vi ứng xử văn hóa.
    ⇒ Nghệ thuật: dùng từ và câu có nhiều nghĩa (ăn, nói, gói, mở ngoài nghĩa đen còn chỉ việc học cách giao tiếp, ứng xử nói chung).
    -Không thầy đố mày làm nên
    ⇒ Nội dung: muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn, đề cao vị thế của người thầy.
    -Học thầy không tày học bạn
    ⇒ Nội dung: học thầy không bằng học bạn, đề cao việc học bạn
    ⇒Nghệ thuật: diễn đạt bằng so sánh (dân gian so sánh “tày”, vần với âm “ay trong vế đưa ra so sánh “thầy”

    Thương người như thể thương thân

    ⇒ Nghệ thuật: so sánh

    ⇒ Nội dung: Thương người khác như thương chính bản thân mình.

    Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

    ⇒Nội dung: Ăn quả là hưởng thụ trái ngon quả ngọt thì phải nhớ tới công lao của người tạo ra thành quả ấy.

    ⇒Nghệ thuật: ẩn dụ

    Một cây làm chẳng nên non

    Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

    ⇒Nội dung:Việc lớn,việc khó một người không thể làm được,cần có sự đoàn kết,tương trợ của nhiều người

    ⇒Nghệ thuật: Nhân hóa,ẩn dụ

    @thuylinhh87719

    Trả lời

Viết một bình luận