Nội dung những tác phẩm văn học về thành phố hồ chí minh

Nội dung những tác phẩm văn học về thành phố hồ chí minh

0 bình luận về “Nội dung những tác phẩm văn học về thành phố hồ chí minh”

  1. Thành phố Hồ Chí Minh, mà trước đây còn có tên gọi là Sài Gòn- Gia Định, là  thủ phủ của chế độ Sài Gòn. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, quân dân ta đã buộc chính quyền tay sai tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Sài Gòn giải phóng cũng đồng nghĩa với miền Nam hoàn toàn giải phóng. Từ đây, đất nước ta sạch bóng quân xâm lược, non song liền một mối.

    Để thiết thực kỷ niệm 40 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước và kỷ niệm 125 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành phố đã phát động cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật cho nhiều thể loại. Cuộc vận động đã được đông đảo văn nghệ sĩ cả nước quan tâm và tham gia rất nhiều tác phẩm có giá trị, nói lên tấm lòng của văn nghệ sĩ đối với Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện qua các tác phẩm của mình.

    Sau hơn một tháng phát động, từ tháng 5 năm 2013 đến 30 tháng 06 năm 2014 kết thúc nhận tác phẩm tham dự, ban tổ chức đã nhận được 521 tác phẩm các thể loại của 369 tác giả thuộc các thể loại Văn học, Âm nhạc, Mỹ thuật, Điện ảnh, Nhiếp ảnh, Sân khấu, Múa. Trong đó có nhiều tác phẩm mang tính dài hơi, đồ sộ về dung lượng cũng như nghệ thuật.

    Hội đồng chấm sơ khảo đã chọn 44 tác phẩm đưa vào chung khảo.

    Hội đồng chung khảo đã xét chọn trao giải cho 38 tác phẩm của 37 tác giả, trong đó có 10 tác phẩm văn học gồm tiểu thuyết, truyện ký, tập truyện, trường ca và thơ.

    Hội đồng chấm giải đã đánh giá: “ Các tác phẩm đạt giải cao đều khẳng định được tài năng, sự lao động nghệ thuật cần cù, nghiêm túc của các tác giả, nhóm tác giả, xứng đáng là những tác phẩm mang tính định hướng thẩm mỹ đúng đắn, phản ánh chân thực về Bác Hồ, Thành phố Hồ Chí Minh và con người thành phố trong giai đoạn hiện nay”. Nhiều tác phẩm được tác giả đầu tư công phu về sức lực, trí tuệ, thời gian ở các loại hình và thủ pháp thể hiện với quy mô lớn, hoành tráng. Một số tác phẩm đã bộc lộ được sự tìm tòi, sáng tạo về hình tượng, về ngôn ngữ thể hiện và thủ pháp nghệ thuật,,,

    Tiểu thuyết “Sông vẫn chảy” của Lê Trường Đại đã tái hiện lại giai đoạn khó khăn, phức tạp sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.  Tác phẩm không né tránh các hiện tượng ấu trĩ trong công tác quản lý xã hội lúc bấy giờ. Bên cạnh đó là tinh thần của thế hệ thanh niên đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Đây là một trong mười tác phẩm văn học được hội đồng thẩm định đánh giá cao về chất lượng, nội dung tư tưởng.

    Xin trân trọng giới thiệu tiểu thuyết Sông vẫn chảy đến bạn đọc gần xa.

    Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật

    Thành phố Hồ Chí Minh

    Bình luận

Viết một bình luận