nỗi nhớ của kiều đối với cha mẹ và kim trọng viết ngữ liệu trên thành văn nghị luận theo cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp Mọi người giúp mình

nỗi nhớ của kiều đối với cha mẹ và kim trọng
viết ngữ liệu trên thành văn nghị luận theo cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
Mọi người giúp mình vs mình cần gấp

0 bình luận về “nỗi nhớ của kiều đối với cha mẹ và kim trọng viết ngữ liệu trên thành văn nghị luận theo cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp Mọi người giúp mình”

  1. Với bút pháp tả cảnh ngụ tình, đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích không chỉ là cảnh biển trước lầu Ngưng Bích trong xa mờ; mà còn là nỗi nhớ thương người yêu, nhớ thương cha mẹ da diết của người con gái tài sắc -Thúy Kiều. Nhớ Kim Trọng, nàng nhớ về kỷ niệm thiêng liêng đêm thề nguyện, đính ước “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”. Nàng tưởng tượng cảnh Kim Trọng không biết cảnh ngộ của mình vẫn đang hướng về mình, đang chờ tin mà uổng công vô ích, vẫn ngày đêm mòn mỏi chờ trông chốn Liêu Dương xa xôi. Kiều nhớ Kim Trong trong tâm trạng đau đơn, xót xa. Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”. Có lẽ “tấm son” ấy là tấm lòng Kiều son sắt, thuỷ chung, không nguôi nhớ thương Kim Trọng. Nhớ cha mẹ,  nàng thấy “xót” khi tưởng tượng, ở chốn quê nhà, cha mẹ nàng vẫn tựa cửa ngóng chờ tin tức người con gái yêu. Đó còn là nỗi  xót thương da diết và day dứt khôn nguôi vì không thể “quạt nồng ấp lạnh”, phụng dưỡng song thân khi già yếu. Lần nào nhớ về cha mẹ, Kiều cũng “nhớ ơn chín chữ cao sâu” và luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành, phụ công nuôi dạy của cha mẹ. Điều đó cho thấy 1 tấm lòng hiếu thảo, giàu đức hi sinh. Nguyễn Du đặt nỗi nhớ Kim Trọng trước nỗi nhớ  cha mẹ là tuân thủ đúng diễn biến tâm lí của nàng. Như vậy, 8 câu thơ là nỗi lòng thương nhớ của Kiều về người mình yêu- Kim Trọng và về cha mẹ.

    Bình luận

Viết một bình luận