Nước Đức trở thành một đống hoang tàn sau Thế chiến thứ hai. Khi ấy, có hai người Mĩ đến hỏi chuyện một người dân Đức vẫn đang sống dưới hầm trú đạn.

By Peyton

Nước Đức trở thành một đống hoang tàn sau Thế chiến thứ hai. Khi ấy, có hai người Mĩ đến hỏi chuyện một người dân Đức vẫn đang sống dưới hầm trú đạn. Sau khi đi khỏi, hai người đã có cuộc trò chuyện với nhau trên đường.
Một người hỏi:
– Anh nghĩ người Đức có thể tái thiết đất nước hay không?
Người kia trả lời:
– Họ hoàn toàn có thể.
– Sao anh có thể khẳng định như thế?
Thay vì câu trả lời, bạn anh hỏi ngược lại:
– Anh có nhìn thấy họ đặt thứ gì trên bàn dưới tầng hầm u tối đó không?
– Một bình hoa.
Phải, trong hoàn cảnh khốn khó mà vẫn không quên hoa tươi, tôi tin chắc họ có thể xây dựng lại đất nước từ đống hoang tàn.
Còn giữ lấy một bông hoa trong ngục tối tức là còn nuôi dưỡng chút niềm tin vào cuộc sống tươi đẹp.
Ngỡ là hão huyền nhưng trong lúc khó khăn nguy cấp nhất, đó chính là động lực để thúc đẩy con người vượt qua sự nghiệt ngã của đời sống. Chỉ cần không nhụt chí, vẫn giữ được tinh thần lạc quan cởi mở, thì ta có thể trèo lên khỏi vực thẳm. Thái độ tích cực chính là dòng suối mát lành và ánh sáng hi vọng.
(Trích Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr 136)
Câu 1: Xác định phương thức bểu đạt của văn bản
Câu 2 :nhìn hình ảnh bình hoa dưới tầng hầm ,Vì sao một trong hai người Mĩ lại tin rằng người Đức có thể tái thiết đất nước sau chiến tranh
Cau 3:Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: Thái độ tích cực chính là dòng suối mát lành và ánh sáng hi vọng.
Câu 4. Qua câu chuyện trên, anh/chị rút ra bài học gì về thái độ ứng xử trước những khó khăn, thử thách?
Câu 5:Từ nội dung câu chuyện, hãy chia sẻ thái độ và cách ứng xử của anh chị trong một tình huống trong cuộc sống (khoảng 10 dòng)

0 bình luận về “Nước Đức trở thành một đống hoang tàn sau Thế chiến thứ hai. Khi ấy, có hai người Mĩ đến hỏi chuyện một người dân Đức vẫn đang sống dưới hầm trú đạn.”

  1. Câu 1:

    Nghị luận

    Câu 2:

    Vì người Đức vẫn giữ được tinh thần lạc quan cũng như niềm hy vọng. Đó chính là nguồn sức mạnh để chung tay kiến thiết lại nước Đức sau này

    Câu 3:

    Biện pháp so sánh:

    Thái độ tích cực chính  được so sánh với dòng suối mát lành và ánh sáng hi vọng.

    Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất thì thái độ tích cực, lạc quan của con người chính là nguồn ánh sáng soi bước trong màn đêm và là dòng suối mát lành chữa lành vết thương. Hình ảnh so sánh này đã làm tăng giá trị biểu cảm cho đoạn trích rằng, hy vọng chính là nguồn sức mạnh.

    Câu 4:

    Trong cuộc sống, hy vọng chính là sức mạnh được con người tạo ra và tin tưởng vào một điều gì đó sẽ xảy ra. Cũng có người nói rằng, còn hy vọng là còn cơ hội. Thật vậy, những hy vọng dù nhỏ nhoi hay có xác suất xảy ra vô cùng thấp cũng làm con người trở nên mạnh mẽ hơn trước giông tố cuộc đời. Hy vọng là những niềm tin mãnh liệt của mỗi người vào 1 vật thể hay hiện tượng hay câu chuyện nào đó, tin chắc rằng chúng sẽ diễn ra theo đúng ý mình muốn. Chính vì vậy, hy vọng chính là niềm tin, là liều sức mạnh giúp con người tiếp tục con đường mà bản thân đang dang dở từ đó vươn tới thành công. Hy vọng giống như ngọn đèn hải đăng giúp con người đang mắc kẹt trong những tuyệt vọng của bóng đêm có thể vực dậy và tiếp tục công việc. Hy vọng cũng giống như ánh sáng le lói mà những bệnh nhân đang từng ngày kiếm tìm và cố gắng khỏi bệnh. Hy vọng thực sự có ý nghĩa lớn lao đối với bất cứ ai vì những người có hy vọng và niềm tin vào bản thân, lạc quan trên những chông gai chính là những con người có thể có cơ hội thành công nhiều hơn sau này. Vì hy vọng là do mỗi người tự tạo ra, ai cũng có quyền được hy vọng, được ước mơ, được khao khát, được hạnh phúc. Tóm lại, thái độ lạc quan cùng niềm hy vọng tạo ra sức mạnh giúp con người vượt qua những khổ đau bế tắc để chạm tới thành công, hạnh phúc.

    Trả lời

Viết một bình luận