Ở địa phương An Giang có những nghề thủ công nổi tiếng nào? Em hãy giới thiệu những hiểu biết của em về làng thủ công đó?

Ở địa phương An Giang có những nghề thủ công nổi tiếng nào? Em hãy giới thiệu những hiểu biết của em về làng thủ công đó?

0 bình luận về “Ở địa phương An Giang có những nghề thủ công nổi tiếng nào? Em hãy giới thiệu những hiểu biết của em về làng thủ công đó?”

  1. 1. Làng lụa Tân Châu
    Từ những năm đầu của thế kỷ XX Tân Châu đã nổi tiếng với làng nghề trồng dâu nuôi tằm và dệt lụa. Tơ lụa nơi đây có chất lượng cao, kỹ thuật dệt tinh xảo, khéo léo bền đẹp và rất được yêu thích. Làng nghề Tân Châu tạo ra loại lụa Mỹ An nổi tiếng một thời, được những người lắm của nhiều tiền ưa chuộng chưng diện. Lụa Mỹ An nhẹ, trơn, dịu mềm mát khi trời nóng ấm khi trời lạnh. Hiện nay nghề lụa Tân Châu đã không còn thịnh vượng như xưa. Sản phẩm lụa của vùng đất này vẫn còn nổi tiếng được nhiều khách nước ngoài tìm mua. Nếu đến An Giang bạn nhất định nên đến Tân Châu để được tận mắt ngắm nhìn những dải lụa nhiều màu sắc. Cùng quy trình sản xuất thủ công để làm ra một tấm lụa hoàn chỉnh.

    2. Làng nghề Lưỡi câu Phú Hòa
    Làng nghề lưỡi câu Phú Hòa được hình thành và phát triển mạnh. Trước đó chỉ là sản xuất nhỏ lẻ mang tính tự cung tự cấp. Sau này do nhu cầu nhiều nên sản xuất nhiều để bán cho mọi người. Làng nghề lưỡi câu Phú Hòa hoạt động quanh năm, từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm là mùa cao điểm sản xuất lưỡi câu cá đồng. Những tháng nước lên người ta sử dụng lưỡi câu nhiều hơn để đánh bắt. Để sản xuất ra một lưỡi câu phải trải qua 10 công đoạn cong phu từ: vuốt dây cho thẳng, cắt ngạnh, mài mũi, dập đuôi….Lưỡi câu được sản xuất theo nhiều kích cỡ: Lưỡi câu Hòa Long lơi, Hòa Long nhặt, câu ngang, câu Vịnh Chèo…Có dịp đến thăm làng nghề bạn sẽ học được nhiều kinh nghiệm về cách chọn lưỡi câu. 

    3. Làng dệt thổ cẩm Châu Phong
    An Giang còn nổi tiếng với làng thổ cẩm Châu Phong lâu đời của bà con người Chăm. Các sản phẩm thổ cẩm chăm nổi bật bởi kỹ thuật nhuộm tạo màu bằng các loại mủ cây, vỏ trái cây và cây. Thổ cẩm có nhiều màu sắc và các hoa văn sắc nét nên rất được thị trường đón nhận. Không chỉ tiêu thu trong nước mà còn xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Các mặt hàng đa dạng và phong phú hơn đáp ứng nhu cầu của thị trường. Từ những đồ dùng hàng ngày cho tới các mặt hàng lưu niệm dành cho khách du lịch đến với Châu Phong. Nếu đặt chân tới Châu Phong chắc chắn bạn sẽ bị mê hoặc bởi những tấm thổ cẩm sặc sỡ. Được dệt tỉ mỉ và trải qua nhiều công đoạn công phu cùng óc thẩm mỹ của những nghệ nhân nơi đây.

    4. Làng nghề Gạch ngói
    Làng nghề gạch ngói nằm tại xã Bình Mỹ, Châu Phú, An Giang. Tại Bình Mỹ có hơn 60 lò gạch đang hoạt động, hàng năm sản xuất ra một số lượng gạch ngói lớn phục vụ thị trường miền Tây. Làng nghề gạch ngói đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động của địa phương, giúp người dân có đời sống tốt hơn. Tuy nhiên, với các chính sách bảo vệ môi trường.

    5. Làng nghề se nhang Bình Đức
    Làng nghề se nhang Bình Đức lưu truyền hơn 60 năm. Thời gian vào vụ cao điểm sản xuất của làng nhang là đầu tháng chạp. Không khí nhộn nhịp và tiếng lách cách của máy se nhang vang lên khắp xóm. Nhang được mang ra phơi khắp sân, với nhiều màu sắc vàng, đen, đỏ xen lẫn. Phương pháp sản xuất thủ công truyền thống vẫn được lưu giữ đến tận ngày nay. Dù một số công đoạn đã sử dụng máy móc hỗ trợ, giảm bớt sự vất vả cho người lao động. Nghề se nhang truyền thống góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động, kiếm thêm thu nhập cho bà con. 

    6. Làng nghề mộc Chợ Thủ
    Làng mộc Chợ Thủ nằm trên địa phận xã Long Điền A. Từ lâu đã nổi tiếng được mệnh danh là đệ nhất nghề mộc và chạm khắc vùng Tây Nam Bộ. Làng nghề đã trải qua bao giai đoạn thăng trầm, khó khăn và phát triển cho tới ngày nay. Để có một sản phẩm đẹp người thợ một phải trải qua bao công đoạn. Từ cưa, bào nhẵn, chạm khắc…đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân nơi đây đã thổi hồn vào cho từng tác phẩm. Mang đến sự sống động, đậm phong cách sống của người miền Tây qua từng nét trạm trổ. Đến

    7. Làng nghề đường thốt nốt An Phú
    Nghề nấu đường thốt nốt là nghề truyền thống của đồng bào Khmer tại An Giang. Cây thốt nốt thuộc họ cây cọ rất thân thuộc với đời sống hàng ngày của đồng bào miền Tây. Mùa nấu đường thốt nốt bắt đầu vào tháng 11 âm lịch và kéo dài 6 tháng. Nếu thời tiết càng nắng thì càng cho nhiều nước để làm đường. Để làm ra đường thốt nốt trải qua quá trình công phu và vất vả. Công đoạn lấy nước thốt nốt đầy nguy hiểm và thường được làm bởi những người có sức khỏe. Sau đó đến công đoạn nấu đường đòi hỏi sự tỉ mỉ và sự khéo léo tạo ra những thỏi đường thơm ngọt. Đến làng nghề An Phú vào mùa sản xuất bạn sẽ thấy không khí nhộn nhịp khắp ngõ xóm, mùi thơm của đặc trưng của đường thốt nốt. Sự tấp nập và nhanh tay của mọi người để đóng gói bảo quản đường. 

    cho mình xin hay nhất ạ
     

    Bình luận
  2. Nhg nghề thủ công nổi tiếng là:

      1. Làng lụa Tân Châu

            Từ những năm đầu của thế kỷ XX Tân Châu đã nổi tiếng với làng nghề trồng dâu nuôi tằm và dệt lụa. Tơ lụa nơi đây có chất lượng cao, kỹ thuật dệt tinh xảo, khéo léo bền đẹp và rất được yêu thích. Làng nghề Tân Châu tạo ra loại lụa Mỹ An nổi tiếng một thời, được những người lắm của nhiều tiền ưa chuộng chưng diện. Lụa Mỹ An nhẹ, trơn, dịu mềm mát khi trời nóng ấm khi trời lạnh. Hiện nay nghề lụa Tân Châu đã không còn thịnh vượng như xưa. Sản phẩm lụa của vùng đất này vẫn còn nổi tiếng được nhiều khách nước ngoài tìm mua.

    2. Làng nghề Lưỡi câu Phú Hòa

        Làng nghề lưỡi câu Phú Hòa được hình thành và phát triển mạnh. Trước đó chỉ là sản xuất nhỏ lẻ mang tính tự cung tự cấp. Sau này do nhu cầu nhiều nên sản xuất nhiều để bán cho mọi người. Làng nghề lưỡi câu Phú Hòa hoạt động quanh năm, từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm là mùa cao điểm sản xuất lưỡi câu cá đồng. Những tháng nước lên người ta sử dụng lưỡi câu nhiều hơn để đánh bắt. Để sản xuất ra một lưỡi câu phải trải qua 10 công đoạn cong phu từ: vuốt dây cho thẳng, cắt ngạnh, mài mũi, dập đuôi.

    3. Làng dệt thổ cẩm Châu Phong
    An Giang còn nổi tiếng với làng thổ cẩm Châu Phong lâu đời của bà con người Chăm. Các sản phẩm thổ cẩm chăm nổi bật bởi kỹ thuật nhuộm tạo màu bằng các loại mủ cây, vỏ trái cây và cây. Thổ cẩm có nhiều màu sắc và các hoa văn sắc nét nên rất được thị trường đón nhận. Không chỉ tiêu thu trong nước mà còn xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.

    4. Làng nghề Gạch ngói
    Làng nghề gạch ngói nằm tại xã Bình Mỹ, Châu Phú, An Giang. Tại Bình Mỹ có hơn 60 lò gạch đang hoạt động, hàng năm sản xuất ra một số lượng gạch ngói lớn phục vụ thị trường miền Tây.

    Bình luận

Viết một bình luận