Ở một loài thực vật (2n = 22), cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong số các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 4, người ta đếm được trong các tế bào con có 336 cromatít.
a/ Hợp tử này thuộc dạng nào?
b/ Cơ chế hình thành hợp tử đó
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
a/ hợp tử này thuộc dạng đột biến thể một ( giải thích : Gọi bộ NST trong tế bào là a → số cromatit ở kì giữa trong 1 tế bào là 2a. Ở kì giữa lần nguyên phân thứ 4 có 23 = 8 tế bào phân chia → 2a x 8 = 336 → a = 21 = 2n – 1.)
b/…
Số tế bào tham gia vào lần nguyên phân thứ 4 là: $2^{3}$ = 8
Số cromatit trong mỗi tế bào ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 4 là: 336 : 8 = 42
→ Có: 42 : 2 = 21 NST kép trong mỗi tế bào → Đây là thể một, 2n – 1 = 21
Cơ chế hình thành hợp tử: quá trình giảm phân của cơ thể đực hoặc cái, quá trình phân li không bình thường của 1 cặp NST sẽ tạo ra giao tử đột biến là n – 1, giao tử này kết hợp với giao tử n bình thường sẽ tạo thành hợp tử 2n – 1 (thể một nhiễm).