Ở sinh vật nhân sơ, một đột biến dạng mất cặp nuclêôtit ở vùng mã hóa đã làm biến đổi alen A thành alen a. Sau khi phân tích và đem so sánh về cấu trúc thì thấy chuỗi pôlipeptit do alen a quy định tổng hợp kém chuỗi pôlipeptit do alen A quy định tổng hợp 1 axit amin đồng thời có 2 axit amin bị đổi mới. Cho rằng đột biến chỉ liên quan đến nhiều nhất 3 bộ mã di truyền và alen a kém alen A 7 liên kết hiđrô. Hãy cho biết: a. Những biến đổi xảy ra trong cấu trúc của alen A. b. Nếu cặp gen Aa tự nhân đôi liên tiếp 3 lần thì nhu cầu về số lượng từng loại nuclêôtit đòi hỏi môi trường tế bào cung cấp cho alen a giảm đi bao nhiêu so với alen A?
a. Đột biến làm giảm đi 1 axit amin → Mất 3 cặp nucleotit tương ứng với 1 bộ ba.
Đột biến liên quan đến tối đa 3 bộ mã, 2 axit amin bị đổi mới → Đột biến 3 cặp nucleotit ở 3 bộ 3 kế tiếp nhau.
Đột biến mất 3 cặp nucleotit làm giảm 7 liên kết hidro → Mất 2 cặp A – T và 1 cặp G – X.
b, Số nucleotit từng loại môi trường cung cấp cho gen a giảm đi khi nhân đôi 3 lần so với gen A là:
$A = T = 2 × (2³ – 1) = 14$
$G = X = 1 × (2³ – 1) = 7$