Ở tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”, hình ảnh “người con trai ấy” và các nhân vật khác đang ngày đêm làm việc nơi Sa Pa có biết bao vẻ đẹp đáng qúy, trong đó n

Ở tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”, hình ảnh “người con trai ấy” và các nhân vật khác đang ngày đêm làm việc nơi Sa Pa có biết bao vẻ đẹp đáng qúy, trong đó nổi bật nhất là tình yêu và tinh thần trách nhiệm với công việc. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp để làm rõ vẻ đẹp ấy của các nhân vật. Đoạn có sử dụng một thành phần tình thái, một câu phủ định để khảng định ( có gạch chân- chú thích rõ).

0 bình luận về “Ở tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”, hình ảnh “người con trai ấy” và các nhân vật khác đang ngày đêm làm việc nơi Sa Pa có biết bao vẻ đẹp đáng qúy, trong đó n”

  1. Sa Pa hiện lên trong truyện ngắn của Nguyễn Thành Long với ngôn ngữ điêu luyện đã trở thành một bức tranh đẹp, sống động, và đầy chất thơ. Đọc truyện của ông, người đọc không còn thấy Sa Pa có vẻ đẹp hoang dã, bí ẩn mà ngược lại, thiên nhiên nơi đây đi vào truyện của Nguyễn Thành Long với một cái nhìn dịu dàng, trong trẻo như một bức tranh thủy mặc làm cho người đọc không khỏi bâng khuâng, xao xuyến.

    Theo bước chân của nhà văn, ta không khỏi ngỡ ngàng trước bầu trời xanh bao la. Mây ở đây hiện ra mang một vẻ đẹp kì thú: mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe làm cho không gian ở đây trở nên mát lạnh, mờ ảo.

    Có một Sa Pa của những rặng đào, những đàn bò lang cổ đeo chuông đang thung thăng gặm cỏ, khung cảnh chỉ có thể thấy ở rừng núi. Có một Sa Pa của nắng, nắng đem lại cho Sa Pa một vẻ đẹp mới: rực rỡ và bất ngờ. Ánh nắng dường như sáng dần lên trong khung cảnh thiên nhiên. Cái nắng chói chang được Nguyễn Thành Long miêu tả “đốt cháy rừng cây” và cái nắng vào cuối buổi trưa lại gay gắt hơn “ánh nắng như phủ khắp, mạ bạc cả con đèo”. Ngòi bút miêu tả đặc sắc của Nguyễn Thành Long đã tôn lên vẻ đẹp rực rỡ của nắng Sa Pa: nắng bây giờ bắt đầu lên tới đốt cháy rừng cây, hừng hực như một bó đuốc lớn.

    Qua sự miêu tả của nhà văn, hình ảnh những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nàng, những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng đã làm nổi vật lên vẻ đẹp rực rỡ của Sa Pa. Hoa ở Sa Pa thì muôn màu rực rỡ. Khi đọc đến đây, với cảnh đẹp như vậy, người đọc mang theo cảm nhận khao khát được đến với Sa Pa để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nơi này. Có thể nói, thiên nhiên Sa Pa hiện lên đẹp thơ mộng, hư ảo và phải là người có con mắt nhìn tinh tế và chính xác, ngôn ngữ nghệ thuật giàu chất thơ mới có thể vẽ lên một bức tranh tuyệt đẹp như vậy.

    Khung cảnh rất nên thơ và câu văn cũng đầy chất thơ. Khung cảnh mang vẻ đẹp bình yên, êm ả như không hề biết đến bom đạn, khói thuốc của chiên tranh. Dường như những thay đổi của cuộc sống không chạm được đến nơi đây. Nhan đề của truyện, thiên nhiên trong truyện cũng rất êm đềm, nhưng lặng lẽ mà không phẳng lặng, bình yên mà rất sống động.

    Chỉ với vài nét chấm phá điểm xuyết, nghệ thuật nhân hóa, so sánh, tác giả đã khắc họa bức tranh thiên nhiên Sa Pa với vẻ đẹp trong trẻo, thơ mộng, hữu tình. Miêu tả bức tranh thiên nhiên bằng ngôn ngữ trong sáng, mỗi chữ, mỗi câu như có đường nét,hình khối, sắc màu. Văn xuôi truyện ngắn mà giàu nhịp điệu mang âm hưởng một bài thơ về thiên nhiên đất nước.

    Đọc “Lặng lẽ Sa Pa”, mấy ai không yêu, không nhớ cái cảnh sắc vừa gần vừa xa, vừa thực vừa mơ, vừa mang cái vẻ thâm trầm của ngàn xưa cổ tích vừa rực rỡ, trẻ trung bởi sắc màu của muôn hoa, nghìn lá. Nhắc đến Sa Pa, chẳng mấy ai mà không muốn được một lần dạo bước non cao, ngắm nhìn trăm phương nghìn hướng cho thỏa đôi mắt và và tâm hồn. Những câu văn miêu tả theo tầng bậc, chân thực và gợi cảm của Nguyễn Thành Long quả thực đã khiến người ta thêm say mê và không ngừng thôi thúc con người lên đường khám phá.

    Bình luận

Viết một bình luận