Oxi hóa hoàn toàn 17,7g hỗn hợp 2 kim loại hóa trị II và III thu được 24,1g hỗn hợp oxit. Trong hỗn hợp oxit số mol hai oxit bằng nhau. Hòa tan hỗn hợ

By Everleigh

Oxi hóa hoàn toàn 17,7g hỗn hợp 2 kim loại hóa trị II và III thu được 24,1g hỗn hợp oxit. Trong hỗn hợp oxit số mol hai oxit bằng nhau. Hòa tan hỗn hợp 2 oxit trong dung dịch NaOH dư thấy còn 16g chất rắn không tan. Xác định 2 kim loại.

0 bình luận về “Oxi hóa hoàn toàn 17,7g hỗn hợp 2 kim loại hóa trị II và III thu được 24,1g hỗn hợp oxit. Trong hỗn hợp oxit số mol hai oxit bằng nhau. Hòa tan hỗn hợ”

  1. Đáp án:

    Vậy 2 kim loại là Zn và Fe

    Giải thích các bước giải:

     Gọi kim loại hóa trị II là A; kim loại hóa trị III là B

    PTHH

    $2A+O_2\xrightarrow{t^o}2AO\\4B+3O_2\xrightarrow{t^o}2B_2O_3$

    Gọi số mol mỗi oxit là x mol

    Theo PTHH

    $n_A=n_{AO}=x$

    $n_{B}=2.n_{B_2O_3}=2x$

    Theo đề bài, ta có:

    $x.A+2x.B=17,7$

    $x.(16+A)+x.(2B+48)=24,1$

    Trừ vế cho vế, ta được: $x=0,1\ mol$

    Mặt khác, trong 2 oxit có 1 oxit không tan trong NaOH

    TH1: Oxit không tan là $AO$

    $⇒m_{AO}=16 ⇒x.(A+16)=16; x= 0,1\\⇒A=144(loại)$

    Vậy oxit không tan là $B_2O_3$

    $⇒0,1.(2B+48)=16⇒B=56⇒B:Fe$

    $m_{AO}=24,1-16=8,1 \\⇒0,1.(A+16)=8,1⇒A=65⇒A:Zn$

    Vậy 2 kim loại là Zn và Fe

    Trả lời

Viết một bình luận