ÔN TAAPH: CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT 1/ Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể? A. Cây cỏ ven bờ ​B. Đàn cá rô trong ao.​ C. Cá chép và cá v

ÔN TAAPH: CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT
1/ Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?
A. Cây cỏ ven bờ ​B. Đàn cá rô trong ao.​
C. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh D. Cây trong vườn
2/ Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm:
A. làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể.​
B. làm tăng mức độ sinh sản.​
C. làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.
D. làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng.
3/ Đặc điểm nào không đúng đối với động vật sống thành bầy đàn trong tự nhiên?
A. Phát hiện kẻ thù nhanh hơn. B. Có lợi trong việc tìm kiếm thức ăn.
C. Tự vệ tốt hơn. D. Thường xuyên diễn ra sự cạnh tranh.
4/ Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.​
B. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.
C. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật.​
D. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau.
5/ Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể là
A. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.
B.sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng
C.cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, sức sinh sản, sự tử vong.
D. độ nhiều, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.
6/ Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
A. Cạnh tranh thường xuất hiện khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao
B. Quan hệ cạnh tranh càng gay gắt thì các cá thẻ trong quần thể trở nên đối kháng
C. Quan hệ cạnh tranh dẫn đến làm thay đổi mật độ phân bố của các cá thể trong quần thể
D. Cạnh tranh không phải là đặc điểm thích nghi của quần thể
7/ Kiểu phân bố nào là phổ biến nhất trong tự nhiên?
A. Phân bố theo nhóm​B. Phân bố ngẫu nhiên​
C. Phân bố đồng đều​D. Phân bố theo độ tuổi

8/ Trong tự nhiên, kiểu phân bố nào thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều?
A. Phân bố theo nhóm​B. Phân bố đồng đều
C. Phân bố ngẫu nhiên​D. Phân bố đồng đều và phân bố ngẫu nhiên
9/ Đặc trưng nào có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi?
A. Tỉ lệ giới tính​B. Mật độ cá thể​C. Nhóm tuổi​D. Kích thước của quần thể​
10/ Hình thức phân bố đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
A. Các cá thể hổ trợ nhau chống lại các yếu tố bất lợi của môi trường
B. Các cá thể tận dụng được nguồn sống trong môi trường
C. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
D. Các cá thể cạnh tranh gay gắt để giành nguồn sống ​
11/ Khi kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu. Điều nào sau đây là không đúng?
A. Quần thể dể rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong
B. Sự hổ trợ giữa các cá thể trong quần thể giảm
C. Khả năng sinh sản sẽ tăng lên do mật độ cá thể thấp,ít cạnh tranh
D. Giao phối gần làm giảm sức sống của quần thể
12/ Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm
A. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều , đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít
B. Cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ lớn
C. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều
D. Cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn
13/ Đặc điểm nào không đúng khi nói về sự chống thoát hơi nước của động vật ưa khô,sống được ở nơi độ ẩm thấp,thiếu nước lâu dài ?
A. Giảm hóa sừng​B. Giảm lỗ chân lông ​C. Phân khô​D. Giảm lượng nước tiểu
14/ Sinh vật dị dưỡng gồm:
A. các loài động vật​B. động vật và vi sinh vật phân giải
C. vi sinh vật phân giải​D. động vật ,vi sinh vật phân giải và tổng hợp
15/ Quan hệ giữa mối và trùng roi sống trong ruột mối để phân giải xenlulo là ví dụ về mối quan hệ nào?
A. Cộng sinh​B. Hội sinh​C. Hợp tác​D. Kí sinh
16/ Thứ tự sắp xếp quần thể có kích thước nhỏ đến kích thước lớn là:
A. kiến, nhái, bọ dừa, chuột cống, thỏ, voi​B. kiến, bọ dừa, nhái, chuột cống, thỏ, voi
C. voi, thỏ, chuột cống, nhái, bọ dừa, kiến ​D. voi, chuột cống, thỏ, bọ dừa, nhái, kiến
17/ Các loài gần nhau về nguồn gốc, khi sống trong một sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức ăn, để tránh sự cạnh tranh xảy ra thì chúng thường có xu hướng :
A. phân li ổ sinh thái​B. phân li nơi ở​
C. thay đổi nguồn thức ăn​D. di cư đi nơi khác
18/ Dựa và sự thích nghi của thực vật với ánh sáng, người ta chia chúng thành
1. Nhóm cây ưa sáng​2. Nhóm cây ưa bóng​3. Nhóm cây chịu sáng ​
4. Nhóm cây chịu bóng​5. Nhóm cây ưa tối.
Phương án đúng là:
A. 1,2,3,4,5​B. 1,2,4​C. 2.4.5​D. 1,2,3,5
19/ Dựa vào sự thích nghi của động vật với nhiệt độ, người ta chia chúng thành
1. Động vật biến nhiệt​2. Động vật hằng nhiệt​
3. Động vật ưa ẩm​4. Động vật ưa nóng
Phương án trả lời đúng là
A. 1,2​B. 3,4​C. 1,2,4​D. 1,2,3,4
20/ Nhóm động vật nào sau đây gồm toàn động vật hằng nhiệt?
A. San hô, tôm hùm, cá thu, cá voi​B. Chuồn chuồn,bói cá,hải âu, cá sấu
C. Cá mập, bói cá, hải âu, thằn lằn​D. chim cánh cụt, cá voi, bói cá, hải âu

0 bình luận về “ÔN TAAPH: CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT 1/ Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể? A. Cây cỏ ven bờ ​B. Đàn cá rô trong ao.​ C. Cá chép và cá v”

  1. Đáp án:

    Em tham khảo ở đây ( giảng viên huấn hoa hồng)

    1. C

    2. C

    3. D

    4. D

    5. B 

    6. A

    7. B

    8. C

    9. A

    10.D

    11.B

    12.A

    13.D

    14.D

    15.C

    16.B

    17.A

    18.C

    19.C

    20.D

    Giải thích các bước giải:

     

    Bình luận

Viết một bình luận