Ông cha ta đã dạy “ lời chào cao hơn mâm cỗ “
nhưng ngày nay giường như việc chào hỏi ít được quan tâm đặc biệt là giới trẻ hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề này
Đoạn văn dài hơn 200 từ và lập giàn ý trong bài có câu nghi vấn
Ông cha ta đã dạy “ lời chào cao hơn mâm cỗ “
nhưng ngày nay giường như việc chào hỏi ít được quan tâm đặc biệt là giới trẻ hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề này
Đoạn văn dài hơn 200 từ và lập giàn ý trong bài có câu nghi vấn
DÀN Ý:
– Câu mở đoạn: Ông cha ta từng dạy “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, thế nhưng trong cuộc sống ngày nay thì lời chào của giới trẻ ngày càng ít được quan tâm hơn.
– Các câu phát triển đoạn:
+ Thật vậy, em hoàn toàn đồng ý với quan điểm này.
+ Trong xã hội hiện đại ngày nay, thế hệ trẻ ngày càng ít chú trọng đến những phép tắc ứng xử đúng mực và lễ nghĩa của mình hơn.
+ Dường như, người trẻ chỉ quan tâm đến việc và lợi ích của chính bản thân mình mà thôi. Những lời nói, lời chào hỏi ngày nay càng ít được coi trọng và thường bị xếp sau những lợi ích vật chất. Đây thực sự là hiện tượng không được đẹp.
+ Bởi vì lời chào chẳng phải là phần không thể thiếu của chuẩn mực trong ứng xử giao tiếp hay sao?
+ Những phép ứng xử phản ánh đạo đức, phẩm chất và nhân cách của con người, là thước đo chuẩn mực giáo dục, nhân cách cốt lõi gốc rễ của con người. Vì thế, mỗi người trẻ đều luôn cần chú trọng trong lời nói của bản thân, chú trọng trong cách giao tiếp của bản thân với những người xung quanh, có những phép hành xử đúng đắn và chuẩn mực.
– Câu kết đoạn: Tóm lại, phép ứng xử đúng mực có ý nghĩa quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển toàn diện về mặt nhận thức, đạo đức của mỗi người cần có, đặc biệt là ở thế hệ trẻ trong xã hội ngày nay.
ĐOẠN VĂN
Ông cha ta từng dạy “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, thế nhưng trong cuộc sống ngày nay thì lời chào của giới trẻ ngày càng ít được quan tâm hơn. Thật vậy, em hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Trong xã hội hiện đại ngày nay, thế hệ trẻ ngày càng ít chú trọng đến những phép tắc ứng xử đúng mực và lễ nghĩa của mình hơn. Dường như, người trẻ chỉ quan tâm đến việc và lợi ích của chính bản thân mình mà thôi. Những lời nói, lời chào hỏi ngày nay càng ít được coi trọng và thường bị xếp sau những lợi ích vật chất. Đây thực sự là hiện tượng không được đẹp. Bởi vì lời chào chẳng phải là phần không thể thiếu của chuẩn mực trong ứng xử giao tiếp hay sao? Những phép ứng xử phản ánh đạo đức, phẩm chất và nhân cách của con người, là thước đo chuẩn mực giáo dục, nhân cách cốt lõi gốc rễ của con người. Vì thế, mỗi người trẻ đều luôn cần chú trọng trong lời nói của bản thân, chú trọng trong cách giao tiếp của bản thân với những người xung quanh, có những phép hành xử đúng đắn và chuẩn mực.