Ông trời nổi lửa đằng đông Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay Bố em xách điếu đi cày Mẹ em tát nước, nắng đầy trong khau Cậu mèo đã dậy từ lâu Cái ta

Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
Bố em xách điếu đi cày
Mẹ em tát nước, nắng đầy trong khau
Cậu mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng
Mụ gà cục tác như điên
Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi
Cái na đã tỉnh giấc rồi
Đàn chuối đứng vỗ tay cười, vui sao!
Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương
Bác nồi đồng hát bùng boong
Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà
xác định và nêu tác dụng biện pháp tu từ của đoạn thơ trên nói rõ các kiểu nêu tác dụng

0 bình luận về “Ông trời nổi lửa đằng đông Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay Bố em xách điếu đi cày Mẹ em tát nước, nắng đầy trong khau Cậu mèo đã dậy từ lâu Cái ta”

  1. – Biện pháp tu từ nhân hóa

     + Các sự vật như : Ông trời, bà sân, mụ gà, cậu mèo, thằng gà trống, cái na, chị tre, nàng mây, bác nồi đồng đất, bà chổi đều được nhân hóa : Dùng từ vốn gọi người để gọi vật

     Tác dụng: Làm cho sự vật trở nên gần gũi, thân thuộc với con người hơn.

     + Các sự vật nổi lửa, vấn khăn, huyên thuyên, tỉnh giấc, vỗ tay , đều được nhân hóa 

    Tác dụng: Làm cho cảnh bình minh thêm sinh động , hấp dẫn.

    – Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

     +”Nắng đầy trong khau “

     Tác dụng: Làm nổi bật ánh nắng êm đềm , rực rỡ và chiếu sáng cả chậu (thau)

    Bình luận
  2. @Meo_

    *** Trong đoạn văn trên đã sử dụng biện pháp tu từ: nhân hóa

    _ Ông trời nổi lửa đằng đông

    sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay

    Cậu mèo đã dậy từ lâu

    Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng

    Mụ gà cục tác như điên

    Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi

    Cái na đã tỉnh giấc rồi

    Đàn chuối đứng vỗ tay cười, vui sao!

    Chị tre chải tóc bên ao

    Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương

    Bác nồi đồng hát bùng boong

    chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà

    _ Từ in đậm được dùng theo kiểu: Dùng từ vốn gọi người để gọi vật

    _ Từ gạch chân được dùng theo kiểu: Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của vật để gọi người

    * Tác dụng:

    → Làm cho câu thơ thêm sinh động

    → Khiến các hình ảnh về các sự vật được miêu tả vào một khung cảnh trở nên hấp dẫn, gần gũi với người đọc hơn

    → Tạo một tiếng cười hài hước khi cảm nhận cách xưng hô của tác giả với sự vật

    Bình luận

Viết một bình luận