Phần 1. (4 điểm) Trắc nghiệm
Câu 1 : Chất tinh khiết là:
A. Có tính chất thay đổi
B. Có lẫn thêm vài chất khác
C. Gồm những phân tử đồng dạng
D. Không lẫn tạp chất
Câu 2 : Phương pháp lọc dùng để tách 1 hỗn hợp gồm:
A. Nước với cát.
B. Muối ăn với đường.
C. Rượu với nước.
D. Muối ăn với nước.
Câu 3 : Nguyên tử R có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 3e. Vậy tổng số electron của nguyên tử R là:
A. 3
B. 11
C. 13
D. 23
Câu 4 : Vì sao khối lượng nguyên tử được coi bằng khối lượng hạt nhân. Chọn đáp án đúng
A. Do proton và nơtron có cùng khối lượng còn electron có khối lượng rất bé
B. Do số p = số e
C. Do hạt nhân tạo bởi proton và nơtron
D. Do nơtron không mang điện
Câu 5 : Cho nguyên tử khối của Bari là 137 . Tính khối lượng thực nguyên tố trên.
A. mBa = 2,2742.10-22 g
B. mBa = 2,234.10-24 g
C. mBa = 1,345.10-23 kg
D. mBa = 2,7298.10-21 g
Câu 6 : Cho biết CTHH hợp chất của nguyên tố X với Cl là XCl2, hợp chất của Y với O là Y2O3. Vậy CTHH của hợp chất của X và Y là:
A. X2Y3.
B. XY2.
C. 3Y2.
D. X2Y.
Câu 7 : Cho dãy chất được biểu diễn bằng công thức hóa học như sau: Cl2, Fe, NaOH, MgO, F2, Hg, AgCl, C4H8, CH3Cl. Số đơn chất trong dãy trên là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 8 : Trong nguyên tử hạt nào mang điện tích dương
A. electron
B. notron
C. proton
D. proton và notron
Câu 9 : Khí nitơ tác dụng với khí hidro tạo thành khí amoniac NH3. Phương trình hóa học của phản ứng trên là:
A. N + 3H → NH3
B. N2 + 6H → 2NH3
C. N2 + 3H2 → 2NH3
D. N2 + H2 → NH3
Câu 10 : Cho sắt vào trong bình đựng khí clo thu được sắt (III) clorua. Tổng hệ số các chất tham gia phản ứng là:
A. 3
B. 5
C. 7
D. 8
Câu 11 : Ta có một oxit tên CrO. Vậy muối của Crom có hóa trị tương ứng với oxit đó là:
A. CrSO4
B. CrCl3
C. Cr2O3
D. Cr(OH)2
Câu 12 : Dãy chất nào dưới đây là phi kim
A. Canxi, lưu huỳnh, photpho, nito
B. Bạc, lưu huỳnh, thủy ngân, oxi
C. Oxi, nito, photpho, lưu huỳnh
D. Cacbon, sắt, lưu huỳnh, oxi
Phần 2. (6 điểm) Tự luận
Câu 1 : Xác định công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất sau:
a) Axit photphoric có phân tử gồm 3H, 1P, 4O liên kết với nhau
b) Đường sacarozo có phân tử gồm 12C, 22H và 11O liên kết với nhau.
Câu 2 : Một hợp chất khí X có phân tử khối là 58 đvC, cấu tạo từ hai nguyên tố C và H. Biết trong X nguyên tố C chiếm 82,76% khối lượng. Tìm công thức hóa học của hợp chất khí Y
Câu 3 : Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử sau: Fe (III) và nhóm (SO4)
=>
1. D
2. A
3. B
4. D
5. A
6. B
7. D
8. C
9. C
10. A
11. B
12. C
Câu 1.
a) H3PO4
PTK(H3PO4)=3.NTK(H)+NTK(P)+4.NTK(O)= 3.1+31+4.16=98(đv.C)
b) C12H22O11
PTK(C12H22O11)=NTK(C).12+NTK(H).22+NTK(O).11= 12.12+1.22+16.11=342(đ.v.C)
1. D,2. A,3. C,4. A,5. A,6. C,7. B,8. C,9. C,10. B,11. A,12. C
Câu 2 : Vì nước và cát không hòa tan vào nhau nên ta có thể sử dụng phương pháp lọc để tách riêng chúng.
Câu 3 : R có 3 lớp e
– Lớp thứ nhất : 2e
– Lớp thứ hai: 8e
– Lớp thứ ba : 3e
Vậy R có tổng số e là: 2+8+3= 13 e
#QUANGBECH XIN HAY NHẤT