Phần 1 : Tìm hiểu nội dung bài 19-20
Từ sau Trung Vương đến trước Lý Nam Đế
(Từ giữa thế kỉ I đến giữa thế kỉ IV)
Phần 2 : Trả lời câu hỏi
Câu 1:- Trong các thế kỉ I đến VI,phong kiến phương Bắc đã thực hiện chính sách bóc lột với nhân dân ta như thế nào ?
Câu 2 :- Trình bày chính sách cai trị của chính quyền đo hộ về mặt văn hóa với nước ta ?
Câu 3 :- Vì sao người Việt vẫn giữ phong tục , tập quán , tiếng nói của tổ tiên ?
E đang cần gấp ac giải giúp e với nha e cảm ơn nhiều ạ
Trong các thế kỉ I đến VI,phong kiến phương Bắc đã thực hiện chính sách bóc lột với nhân dân ta như thế nào ?
– Về tổ chức bộ máy cai trị: Chia nước ta thành các quận, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc. Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.
– Chính sách bóc lột về kinh tế: Thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề. Chúng còn cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy thực hiện đồn điền, nắm độc quyền về muối và sắt
– Chính sách đồng hóa về văn hóa: Truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán, mở các lớp dạy chữ Nho,…
– Thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta.
Trình bày chính sách cai trị của chính quyền đô hộ về mặt văn hóa với nước ta ?
– Chính sách đồng hóa về văn hóa: Truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục theo người Hán, mở các lớp dạy chữ Nho,…
Vì sao người Việt vẫn giữ phong tục , tập quán , tiếng nói của tổ tiên ?
– Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa.
– Bộ máy cai trị của người Hán chỉ đến cấp huyện, tại các làng xã vẫn do người Việt đứng đầu, đây là bức thành trị vững chắc để bảo vệ các giá trị văn hóa dân tộc.
– Đại đa số nhân dân lao động nghèo khổ không có điều kiện theo học ở các trường dạy tiếng Hán.
– Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán,… của người Việt đã được hình thành từ lâu đời, đậm đà bản sắc riêng, có sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt. Bên cạnh đó, nhân dân ta luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân tộc.
1. Trả lời :
Chính sách cai trị của bọn đỏ hộ đối với nhân dân ta vô cùng tàn bạo, chia lại đơn vị hành chính, cử quan lại người Hán cai trị tới cấp huyện, tiến hành bóc lột dã man bằng các loại thuế và lao dịch nặng nề, vơ vét tài nguyên bằng cách bắt cống nộp, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng. Thâm hiểm nhất là chính sách đồng hoá dân ta về mọi mặt hòng xoá bỏ dân tộc ta…
2. Trả lời :
* Về tổ chức bộ máy cai trị:
– Chia nước ta thành các quận, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.
– Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.
* Chính sách bóc lột về kinh tế:
– Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.
– Cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đồn điền.
– Nắm độc quyền muối và sắt.
– Quan lại đô hộ bạo ngược tham ô ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.
* Chính sách đồng hóa về văn hóa:
– Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho => Nho giáo chỉ có ảnh hưởng đến một số vùng trung tâm châu, quận.
– Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.
– Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt.
* Đối với các cuộc đấu tranh của nhân dân ta: chính quyền đô hộ áp dụng luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp.
3. Trả lời :
– Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa.
– Bộ máy cai trị của người Hán chỉ đến cấp huyện, tại các làng xã vẫn do người Việt đứng đầu, đây là bức thành trị vững chắc để bảo vệ các giá trị văn hóa dân tộc.
– Đại đa số nhân dân lao động nghèo khổ không có điều kiện theo học ở các trường dạy tiếng Hán.
– Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán,… của người Việt đã được hình thành từ lâu đời, đậm đà bản sắc riêng, có sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt. Bên cạnh đó, nhân dân ta luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân tộc.