Phần 2.Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm,

Phần 2.Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!”
(Trích Ngữ văn 7 – tập 2)
Câu 1.Đoạn văn được trích trong văn bản nào? Của ai? Phương thức biểu đạt của văn bản là gì?
Câu 2. Đoạn văn trên đã sử dụng phép lập luận nào?
Câu 3. Tìm trạng ngữ trong câu văn in đậm. Tác dụng của việc sử dụng trạng ngữ đó là gì?
Câu 4. Với hiểu biết về văn bản kết hợp với thực tế, em hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ về lối sống giản dị của học sinh.

0 bình luận về “Phần 2.Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm,”

  1. Câu 1.Đoạn văn được trích trong văn bản nào? Của ai? Phương thức biểu đạt của văn bản là gì?

    – Đoạn văn được trích trong văn bản ” Đức tính giản dị của Bác Hồ”.

    – Của tác giả Phạm Văn Đồng.

    – Ptbđ: Nghị luận.

    Câu 2. Đoạn văn trên đã sử dụng phép lập luận nào?

    – Lập luận giải thích.

    Câu 3. Tìm trạng ngữ trong câu văn in đậm. Tác dụng của việc sử dụng trạng ngữ đó là gì?

    – Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Ở việc làm nhỏ đó.

    Câu 4. Với hiểu biết về văn bản kết hợp với thực tế, em hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ về lối sống giản dị của học sinh.

         Đoạn trích từ văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của tác giả Phạm Văn Đồng đã đem đến cho em những suy nghĩ về lối sống giản dị của học sinh ngày nay. Lối sống giản dị là lối sống không cầu kì, phô trương. Đó là cách sống sử dụng các điều kiện vật chất phù hợp với các điều kiện chung của xã hội và điều kiện cụ thể của giao tiếp. Lối sống giản dị được biểu hiện trong cách ứng xử lịch sự, cách suy nghĩ và ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, không xa hoa, cầu kì, lãng phí, cách sinh hoạt hòa đồng gắn bó với mọi người, không tự coi mình là người đặc biệt, khác người. Bác Hồ Chí Minh chính là tấm gương sáng trong lối sống giản dị, thanh cao. Ở cương vị chủ tịch nước, người vẫn luôn giản dị trong đời sống tâm hồn phong phú đó là đời sống thật sự văn minh mà Bác Hồ nêu gương sáng cho tất cả chúng ta. Lối sống giản dị tạo nên sự bình yên, tự nhiên trong tâm hồn và sự nhafn nhã trong đời sống khiến con người hòa đồng với tự nhiên gắn bó sâu sắc với mọi người. Sống giản dị là một trong những cách để mọi người sống thật, sống có hứng thú, sống có ý nghĩa. Vậy mà trong cuộc sống, ta vẫn bắt gặp những người có lối sống xa hoa, lãng phí, tự cao, tự đại rất đáng để lên án. Ta cần nhận thức được rằng lối sống đẹp đáng trân trọng và học tập, ta cần giản dị trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với điều kiện của bản thân và xã hội. Thế hệ trẻ trong chúng ta cần học tập lối sống giản dị để tự hoàn thiện bản thân mình và làm cho cuộc sống của chúng ta thêm ý nghĩa.

    @muncutee

    No copy. Xin 5* và ctlhn. Chúc bạn học tốt~

    Bình luận

Viết một bình luận