Phân biệt các chất rắn sau – CaO , Na2O , MgO , CaCO3 , Na2SO4 , SiO2

Phân biệt các chất rắn sau – CaO , Na2O , MgO , CaCO3 , Na2SO4 , SiO2

0 bình luận về “Phân biệt các chất rắn sau – CaO , Na2O , MgO , CaCO3 , Na2SO4 , SiO2”

  1. Cho các chất vào nước có mẩu giấy quỳ tím.

    – $CaO$, $Na_2O$ tan hoàn toàn, quỳ tím chuyển sang màu xanh (nhóm 1).

    $CaO+H_2O\to Ca(OH)_2$

    $Na_2O+H_2O\to 2NaOH$

    – $MgO$, $CaCO_3$, $SiO_2$ không tan (nhóm 2)

    – $Na_2SO_4$ tan hoàn toàn, quỳ không đổi màu.

    Nhỏ dung dịch $Na_2CO_3$ vào hai dung dịch kiềm tương ứng của hai chất nhóm 1.

    – Dung dịch $Ca(OH)_2$ có kết tủa trắng xuất hiện. Chất ban đầu là $CaO$

    $Ca(OH)_2+Na_2CO_3\to CaCO_3+2NaOH$

    – Chất còn lại của nhóm 1 là $Na_2O$

    Nhỏ dung dịch $HCl$ dư vào ba chất nhóm 2.

    – $MgO$ tan hoàn toàn, không tạo khí.

    $MgO+2HCl\to MgCl_2+H_2O$

    – $CaCO_3$ tan hoàn toàn, có khí không màu bay ra.

    $2HCl+CaCO_3\to CaCl_2+CO_2+H_2O$

    – $SiO_2$ không tan.

    Bình luận
  2. Trích mẫu thử, và đánh STT các mẫu thử.

    Hòa tan hoàn toàn các mẫu thử trên vào nước dư có pha sẵn quỳ tím.

     – Mẫu thử tan, không đổi màu nước quỳ tím là: $Na_2SO_4$.

     – Các mẫu thử tan, làm nước quỳ tím hóa xanh là: $CaO; Na_2O$ (nhóm 1).

     – Các mẫu thử không tan là: $MgO;\ CaCO_3;\ SiO_2$ (nhóm 2).

    Sục khí $CO_2$ qua các mẫu thử nhóm 1.

     – Mẫu thử có kết tủa trắng xuất hiện là $CaO$.

     – Mẫu thử không có hiện tượng gì là $Na_2O$.

    Cho dung dịch $HCl$ dư vào các mẫu thử nhóm 2.

     – Mẫu thử tan hoàn toàn, có khí thoát ra là $CaCO_3$.

     – Mẫu thử tan hoàn toàn là $MgO$.

     – Mẫu thử không tan là $SiO_2$.

    Phương trình hóa học:

    $CaO+H_2O\to Ca(OH)_2$

    $Na_2O+H_2O\to 2NaOH$

    $Ca(OH)_2+CO_2\to CaCO_3\downarrow+H_2O$

    $NaOH+CO_2\to NaHCO_3$

    $CaCO_3+2HCl\to CaCl_2+CO_2\uparrow+H_2O$

    $MgO+2HCl\to MgCl_2+H_2O$

     

     

    Bình luận

Viết một bình luận