Phân biệt giữa ẩn dụ và hoán dụ cho VD mình họa

Phân biệt giữa ẩn dụ và hoán dụ cho VD mình họa

0 bình luận về “Phân biệt giữa ẩn dụ và hoán dụ cho VD mình họa”

  1. *Giống nhau: đều là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác và nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

    *Khác nhau: 

    – Ẩn dụ: có nét tương đồng.

    – Hoán dụ: có quan hệ gần gũi với nó.

    * Ví dụ:

    – Ẩn dụ:  Thuyền về có nhớ bến chăng

                 Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

    – Hoán dụ: Áo nâu liền với áo xanh 

                   Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

    Bình luận
  2. – Ẩn dụ là cách gọi tên hiện tượng, sự vật này bằng tên, hiện tượng hay sự vật khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho biểu đạt.

    Ví dụ; Anh đội viên nhìn Bác, càng nhìn lại càng thương. Người cha mái tóc bạc, đốt lửa cho anh nằm.

    – Hoán dụ là biện pháp tu từ gọi tên hiện tượng, sự vật, khái niệm này bằng tên của một hiện tượng, sự vật khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng tính gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt.

    Ví dụBàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

     Sự giống nhau

    – Sự chuyển đổi có cùng bản chất: Đều gọi sự vật, sự việc, hiện tượng này với tên gọi của sự vật hiện tượng khác.

    – Đều sử dụng sự liên tưởng.

    – Tác dụng: Giúp cho tăng sức gợi tả, gợi cảm cho câu văn, câu thơ tạo cảm xúc cho người đọc.

     Sự khác nhau 

    Hai phép tu từ này có cơ sở liên tưởng không giống nhau:

    – Phép ẩn dụ dựa trên cơ sở của sự tương đồng, dù hai sự vật, hiện tượng không có liên quan gì với nhau nhưng giữa hai sự vật, hiện tượng đó có điểm giống nhau.

    @kim

    Bình luận

Viết một bình luận