Phân biệt hai lọ mất nhãn chứa dung dịch KOH và Al2(SO4)3 mà không cần dùng thêm hóa chất nào khác

By Reese

Phân biệt hai lọ mất nhãn chứa dung dịch KOH và Al2(SO4)3 mà không cần dùng thêm hóa chất nào khác

0 bình luận về “Phân biệt hai lọ mất nhãn chứa dung dịch KOH và Al2(SO4)3 mà không cần dùng thêm hóa chất nào khác”

  1. Bài giải:

    -Trích mỗi mẫu thử thành 2 phần, đánh số thứ tự và cho vào ống nghiệm:

    -Cho phân thứ nhất tác dụng với nhau xuất hiện kết tủa:

    Phương trình: $6KOH+Al_2(SO_4)_3→2Al(OH)_3↓+3K_2SO_4$

    -Lọc kết tủa thu được cho tác dụng với phần thứ 2:

     Không hiện tượng: $Al_2(SO_4)_3$

     Kết tủa tan dần: $KOH$

    Phương trình: $Al(OH)_3+KOH→KAlO_2+2H_2O$

     

    Trả lời
  2. Trích mẫu thử hai phần và ( 1 phần nhiều, 1 phần ít của 2 d)

    -Cho phần mẫu thử phần ít vào phần nhiều
    -Nếu chỉ tạo kết tủa trắng thì là $Al_{2}(SO_{4})_{3}$

    -Nếu tạo kết tủa trắng và tan thì là $KOH$

    PTHH
    $Al_{2}(SO_{4})_{3}+6KOH\xrightarrow{} 2Al(OH)_3 + 3K_{2}SO_{4}$

    $Al(OH)_3+KOH \xrightarrow{} KAlO_{2} + 2H_2O$

    Giải thích : 
    Vì khi cho $KOH$ vào $Al_{2}(SO_{4})_{3}$ thì lượng $KOH$ ko đủ để tiếp tục phản ứng vs $Al(OH)_3$ tạo thành
    Còn khi cho $Al_{2}(SO_{4})_{3}$ vào $KOH$ thì lượng $KOH$ dư sẽ tiếp tục phản ứng với kết tủa $Al(OH)_3$ và khiến kết tủa tan.
    Chúc bạn học tốt!

    Trả lời

Viết một bình luận