Phân biệt kỹ thuật sử dụng các loại phân hóa học phân hữu cơ và phân vi sinh

Phân biệt kỹ thuật sử dụng các loại phân hóa học phân hữu cơ và phân vi sinh

0 bình luận về “Phân biệt kỹ thuật sử dụng các loại phân hóa học phân hữu cơ và phân vi sinh”

  1. Phân Hóa Học làm cho cây trồng bộc phát mạnh mẽ nhưng không duy trì hiệu quả được lâu. Ngoài ra, chúng còn để lại những tồn dư dưới dạng muối trong đất gây nên những hậu quả có thể kể như sau

    – Ngăn cản cây trồng hấp thụ những dưỡng chất cần thiết

    – Tiêu diệt các loại vi sinh vật hữu ích cần thiết cho cây trồng

    – Có thể gây nguy hiểm, độc hại cho bạn và môi trường sống xung quanh

    Phân Hữu Cơ là loại phân bón chứa hoàn toàn nguyên liệu hữu cơ, thân thiện với môi trường. Giúp tạo nên sự phì nhiêu của đất canh tác và nhiều lợi ích khác, chẳng hạn như

    – Tăng sức đề kháng và vững bền cho cây trồng để chúng nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh

    – Bảo đảm cho cây trồng và bạn sống trong môi trường an toàn, không bị nhiễm độc

    – Bảo vệ tài nguyên của đất, cân bằng hệ sinh thái môi trường nói chung và hệ sinh thái đất nói riêng

    – Hơn hết, là thúc đẩy việc xử lý các phế phẩm hữu cơ đang tồn đọng gây ô nhiễm môi trường trở thành phân bón hữu ích

    Phân vi sinh hay còn gọi là phân bón vi sinh hiện đang là loại phân bón được dùng rộng rãi trong lĩnh vực nông nghiệp 4.0, bản chất của phân vi sinh là chế phẩm chứa những chủng vi sinh vật đã được tuyển chọn phù hợp với những tiêu chuẩn kỹ thuật mà các vi sinh vật được sử dụng làm chế phẩm sinh học. Các chủng vi sinh vật dùng để sản xuất phân bón vi sinh: vi sinh vật hòa tan lân, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật kích thích sinh trưởng cây trồng, vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ,… Các chủng vi sinh vật này thường phải đạt mật độ theo tiêu chuẩn của cơ quan quản lý nhà nước, mật độ ≥108 CFU/mg hoặc CFU/ml.

    Bình luận

Viết một bình luận