phân biệt văn bản biểu cảm -miêu tả – tự sự – nghị luận

By Kylie

phân biệt văn bản biểu cảm -miêu tả – tự sự – nghị luận

0 bình luận về “phân biệt văn bản biểu cảm -miêu tả – tự sự – nghị luận”

  1. Trước hết để phân biệt văn bản bạn cần hiểu nghĩa của chúng:

    Văn Biểu cảm là văn bản được viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.

    Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,…làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.

     Văn tự sự hay còn gọi là kể chuyện là một phương thức biểu đạt dùng để trình bày các chuỗi sự việc hiện tượng này đến sự việc hiện tượng khác, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa thông qua một chuỗi câu viết, nói hoặc hình ảnh để người nghe dễ dàng nắm bắt.

    Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

    Trả lời

Viết một bình luận