/ PHẦN ĐỌC HIỂU          Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4        Cô muốn nói về 3 điều con cần ghi nhớ, 3 điều con không được

By Delilah

/ PHẦN ĐỌC HIỂU 
        Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4
       Cô muốn nói về 3 điều con cần ghi nhớ, 3 điều con không được quên trong cuộc đời con.
        Điều thứ 1: con là một người BÌNH THƯỜNG. Trừ một số ít người sinh ra với sứ mệnh làm vĩ nhân đổi thay thế giới, còn lại đa số chúng ta là những người bình thường. Con nhớ đừng quên điều này để con không bị áp lực với bản thân. Con không đặt ra cho mình những điều to tát mà bỏ qua đi bao khoảnh khắc đáng trân quý mà một người bình thường cần trải nghiệm. Như ánh nắng lấp lánh sau cơn mưa, như nụ cười rạng rỡ của ai đó, như bữa tối quây quần bên ba mẹ, như một ngày mắt mẹ cười đã xuất hiện nếp nhăn… Con nhớ đừng quên điều này để con biết xây cuộc đời mình từ những điều nhỏ nhặt. Những cái nhỏ sẽ dần tích lũy theo tháng năm và tạo nên những cái lớn hơn. Kì tích không tự nhiên xuất hiện, nó là phần nổi của tảng băng trôi mà phần chìm là bao nỗ lực, khó khăn, bao thất bại, sai lầm ta phải trả, cho một thành công nào đó. Hãy nhớ, con là một người bình thường nhưng con là một người bình thường tử tế.
       Điều thứ 2: con phải luôn sống là CHÍNH MÌNH. Chắc con còn nhớ vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ? Bi kịch sống khác mình, sống không được là mình thật đau đớn, giằng xé phải không con? Khi sống là chính mình, con sẽ luôn nhẹ nhõm, sẽ luôn an vui, sẽ luôn cảm nhận được hạnh phúc. Sống là chính mình cũng giống như con bơi theo dòng chảy, nước sẽ nâng đỡ con. Sống khác với chính mình giống như con vật lộn với dòng nước ngược, vất vả và mệt nhọc. Hãy nhớ, luôn là chính mình vì con luôn riêng biệt và có giá trị. […]
 (Trích Bức thư của cô Nguyễn Minh Ngọc, giáo viên Văn, Trường THTP Đinh Thiện Lý, TPHCM viết cho học trò trong lễ trưởng thành và tri ân của học sinh khối 12 năm học 2017 – 2018)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn: “Chắc con còn nhớ vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”…vất vả và mệt nhọc”.
Câu 3: Anh/chị hiểu thế nào là một người bình thường và một người bình thường tử tế.
Câu 4: Anh/chị có đồng ý với quan điểm của cô Ngọc: Kì tích không tự nhiên xuất hiện, nó là phần nổi của tảng băng trôi mà phần chìm là bao nỗ lực, khó khăn, bao thất bại, sai lầm ta phải trả, cho một thành công nào đó không? Vì sao?




Viết một bình luận