Phân hủy hoàn toàn 29,4 gam kali clorat KClO3 ở nhiệt độ cao thu được kali clorua và khí oxi. a. Tính thể tích khí oxi thu được ở đktc. b. Lượng oxi t

Phân hủy hoàn toàn 29,4 gam kali clorat KClO3 ở nhiệt độ cao thu
được kali clorua và khí oxi.
a. Tính thể tích khí oxi thu được ở đktc.
b. Lượng oxi trên đốt cháy tối đa bao nhiêu gam sắt.
c. Lượng oxi sinh ra phản ứng đủ với 17,28 gam đơn chất R có hóa trị không đổi. Xác
định R.

0 bình luận về “Phân hủy hoàn toàn 29,4 gam kali clorat KClO3 ở nhiệt độ cao thu được kali clorua và khí oxi. a. Tính thể tích khí oxi thu được ở đktc. b. Lượng oxi t”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    a) nKClO3 = 29,4/122,5=0,24mol

    KClO3 -> KCl +3/2 O2

    0,24mol           :0,36mol

    VO2= 0,36*22,4=8,064 l

    b) 3Fe  +  2O2 -> Fe3O4

     0,54mol: 0,36mol

    mFe=0,54*56=30,24g

    c) Gọi n là hóa trị R 

          4R   +    nO2 -> 2R2On

    1,44/n mol : 0,36mol

    Ta có mR = 1,44/n * MR = 17,28

    thay n=1 ta được MR= 17,28 : 1,44=12 ( loại vì 12 là cacbon mà cacbon không có hóa trị I )

    thay n = 2 ta được MR = 17,28 : 0,72=24 ( chọn ) => R là Mg

     

    Bình luận
  2. a. nKClO3=29,4/122,5=0,24(mol)

    PTPU: 2KClO3->2KCl+3O2

    Theo PT ta có: nO2=3/2nKClO3=3/2×0,24=0,36(mol)

    =>vO2=0,36×22,4=8,064(lít)

    b. PTPU: 3Fe+2O2->Fe3O4

     Theo PT ta có: nFe=3/2nO2=3/2×0,36=0,54(mol)

    =>mFe=0,54×56=30,24(gam)

    c. Gọi x là hóa trị R 

     PTPU: 4R+xO2->2R2Ox

    Theo PT ta có: nR=4/xnO2=4/x*0.36=1,44/x

    => mR = 1,44/x*MR=17,28

    – Nếu n=1 ta có MR=17,28/1,44=12 (không hợp lý – loại)

    – Nếu n=2 ta có MR=17,28/0,72=24 (chọn )

    => R là nguyên tố Mg có NTK=24đvC

    Bình luận

Viết một bình luận