Phần I: (6 điểm)
Mở đầu tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, tác giả Phạm Tiến Duật viết:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng…
Câu 2: Một nét đặc sắc về mặt nghệ thuật của “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” chính là giọng điệu và ngôn ngữ. Cho biết bài thơ có giọng điệu và ngôn ngữ như thế nào? Chỉ ra tác dụng?
Câu 3: Từ “ta” trong khổ thơ trên dùng để chỉ ai? Từ đó được cất lên với sắc thái ý nghĩa như thế nào? Hãy tìm trong chương trình ngữ văn lớp 9 một khổ thơ cũng sử dụng đại từ “ta” với sắc thái ý nghĩa như vậy và chép lại chính xác.
Câu 2: Giọng điệu vui tươi, hóm hỉnh, hồn nhiên.
Giọng điệu của Phạm Tiến Duật đã tạo nên sự sinh động cho toàn bộ bài thơ, tạo nên sự hối hả trong từng câu thơ, gắn liền với tinh thần phơi phới, với sự vui tươi. Nó là phương tiện để thi nhân bày tỏ niềm lạc quan, yêu đời, hóm hỉnh, hồn nhiên ngay trong chiến tranh khói lửa khốc liệt nhất.
Câu 3:
Từ ta trong khổ thơ chỉ người chiến sĩ lái xe không kính
Sắc thái ý nghĩa: thái độ ung dung, bản lĩnh, tự tin, mạnh mẽ và hiên ngang khẳng định bản thân
Bài Đoàn thuyền đánh cá: Thuyền ta lái gió với buồm trăng/ Lướt giữa mây cao với biển bằng/ Ra đậu dặm xa dò bụng biển,/ Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Câu 2 :
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính ” có giọng điệu thơ đầy hào hùng , dí dỏm , mang nhiều sự ngang tàn tính cách của tuổi trẻ . Bài thơ còn có ngôn ngữ đầy đặc sắc , bình dị , có tính chất gợi hình ảnh khiến cho người đọc hiểu được thêm về hoàn cảnh của người lính trong kháng chiến chống Mỹ , đồng thời làm cho bài thơ trở nên đặc biệt trong tim mỗi người đọc .
Câu 3 :
Từ ” ta ” trong bài thơ trên mang ý nghĩa sâu sắc và nhiều tình yêu đối với đất nước . ” Ta ” ở đây chính là mọi người , bài thơ như đang hướng đến toàn dân , ai có lòng yêu nước đều có thể tiếp sức đến chiếc xe , chỉ cần có tình yêu nước mãnh liệt . Từ ” ta ” ở trên có nét tương đồng với bài thơ ” mùa xuân nho nhỏ ” , trong bài thơ ông cũng chỉ từ ” ta ” đến mọi người để kêu gọi sự cống hiến , sự đóng góp không chỉ riêng một cá nhân nào cả mà là toàn dân tộc . Trong bài thơ , ông viết khổ thơ ấy như sau :
” Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến ”