Phần I: Đọc hiểu văn bản (4 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi số 1,2,3,4
Càng đổ gần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào?
A. Bài học đường đời đầu tiên B. Sông nước Cà Mau
C. Vượt thác D. Buổi học cuối cùng
Câu 2. Cảnh sông nước Cà Mau hiện lên qua đoạn văn trên là bức tranh như thế nào?
A. Dịu dàng và mềm mại B. Ghê gớm và dữ dội
C. Duyên dáng và yểu điệu D. Mênh mông và hùng vĩ
Câu 3. Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng mấy lần phép so sánh?
A. Một lần B. Hai lần
C. Ba lần D. Bốn lần
Câu 4. Câu nào không phải là câu trần thuật đơn:
A. Càng đổ gần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.
B. Trên thì trời xanh dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá.
C. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận
Câu 5. Chủ ngữ trong câu “Mỗi lần có dịp đứng trên cầu Long Biên, tôi lại say mê ngắm nhìn màu xanh bãi mía, nương dâu, bãi ngô, vườn chuối phía Gia Lâm không bao giờ chán mắt” là:
A. Mỗi lần có dịp đứng trên cầu Long Biên
B. Tôi
C. Lại say mê ngắm nhìn
D. Màu xanh bãi mía, nương dâu, bãi ngô, vườn chuối phía Gia Lâm không bao giờ chán mắt
Câu 6. Đâu là yếu tố nêu tên sự vật, sự việc được
$1-B$
$2-D$
$3-C$
$4-B$
$5-B$
$(6-Thiếu dữ kiện)$
#Lazy warriors
@Xin ctrlhn ạ
Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào?
A. Bài học đường đời đầu tiên
B. Sông nước Cà Mau
C. Vượt thác
D. Buổi học cuối cùng
Vì dòng đầu tiên có giới thiệu về nét đẹp của Cà Mau (Càng đổ gần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện)
Câu 2. Cảnh sông nước Cà Mau hiện lên qua đoạn văn trên là bức tranh như thế nào?
A. Dịu dàng và mềm mại
B. Ghê gớm và dữ dội
C. Duyên dáng và yểu điệu
D. Mênh mông và hùng vĩ
Câu 3. Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng mấy lần phép so sánh?
A. Một lần
B. Hai lần
C. Ba lần
D. Bốn lần
4 lần đó là
Càng đổ gần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện
Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng
Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
Câu 4. Câu nào không phải là câu trần thuật đơn:
A. Càng đổ gần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.
B. Trên thì trời xanh dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá..
C. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận
Vì: Có nhiều cụm Chủ – Vị
Câu 5. Chủ ngữ trong câu “Mỗi lần có dịp đứng trên cầu Long Biên, tôi lại say mê ngắm nhìn màu xanh bãi mía, nương dâu, bãi ngô, vườn chuối phía Gia Lâm không bao giờ chán mắt” là:
A. Mỗi lần có dịp đứng trên cầu Long Biên
B. Tôi
C. Lại say mê ngắm nhìn
D. Màu xanh bãi mía, nương dâu, bãi ngô, vườn chuối phía Gia Lâm không bao giờ chán mắt