Phần I: Phần đọc – hiểu (2,0 điểm) :
Đọc kĩ phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Cảm ơn mẹ vì luôn bên con
Lúc đau buồn và khi sóng gió
Giữa giông tố cuộc đời
Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về.
Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên
Mẹ dành hết tuổi xuân vì con
Mẹ dành những chăm lo tháng ngày
Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ.
Mẹ là ánh sáng của đời con
Là vầng trăng khi con lạc lối
Dẫu đi trọn cả một kiếp người
Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru…
(Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên?
Câu 2: Chỉ ra các từ láy có trong phần trích ?
Câu 3: Trong khổ thơ thứ hai xuất hiện biện pháp tu từ gì ?
Câu 4: Các từ vì, và, để trong phần trích thuộc từ loại gì ?
Phần II: Làm văn( 8,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Tính chất nhật dụng được thể hiện trong văn bản : “Ca Huế trên Sông Hương” là gì? Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về vẻ đẹp mà em cảm nhận được qua văn bản đó.
Câu 2: (6,0 điểm)
Giải thích câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Câu 1: Phương thức biểu đạt là biểu cảm
Câu 2:từ láy trong đoạn văn là:
-chở che, vỗ về, nhẹ nhàng, lạc lỗi
Câu 3: Biện pháp tu từ dùng trong đoạn thơ là:
-Điệp ngữ (“mẹ dành” Nhấn mạnh công lao to lớn, tình cảm bao la mẹ dành con), ẩn dụ(“tuổi xuân ” thời gian tuổi trẻ của người phụ nữ danhfg cho con) , liệt kê (“tuổi xuân”,’Những chăm lo tháng ngày”,”bao hi sinh” để nói lên tất cả những gì mẹ dành cho con là vô tận
Câu 4:thuộc loại quan hệ từ
1. Phương thức biểu đạt: biểu cảm
2. Từ láy: nhẹ nhàng
3. Biện pháp tu từ: lặp cấu trúc câu
4. quan hệ từ
Phần II
Câu 1:
Ý nghĩa:Nhận ra được vẻ đẹp của Huế và ca Huế. Cố đô Huế nổi tiếng không chỉ bởi các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử mà con nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển. Đồng thời hình thành thái độ yêu mến, trân trọng và có ý thức gìn giữ, bảo tồn những di sản văn hóa tinh thần của quê hương, đất nước.
Tui xl tui ko có học viết cảm nhận về cái này ạ
Câu 2:
Chắc hẳn mỗi lúc thất bại,ai cũng từng nghe người lớn nói câu có công mài sắt có ngày nên kim.Đó là câu tục ngữ đã được đúc kết từ ngày xưa,nhằm để cổ vũ tinh thần cho ta tiếp tục tiến bước,rèn luyện tính kiên trì.