PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Câu 1: Dòng nào nói đúng giá trị nội dung của bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”? A. Hình tượng người anh hùng thất thế, gặp bước

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Câu 1: Dòng nào nói đúng giá trị nội dung của bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”?
A. Hình tượng người anh hùng thất thế, gặp bước nguy nan, buồn bã, bị động, lao động nhọc nhằn.
B. Hình tượng người anh hùng cứu nước buồn bã, bi quan vì phải lao động khổ sai.
C. Hình tượng người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí.
D. Hình tượng người tù khổ sai lao động cực nhọc, nhỏ bé trước thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ.
Câu 2: Dòng nào nêu đúng đặc sắc nghệ thuật của văn bản “Đánh nhau với cối xay gió”?
A.Tình tiết chặt chẽ và kết cấu đảo ngược tình huống hai lần.
B. Ngòi bút đậm chất hội họa và hai mạch kể đan xen.
C. Lối kể chuyện hấp dẫn, đan xen hiện thực và mộng tưởng.
D. Biện pháp tương phản và giọng điệu hài hước.
Câu 3: Vấn đề bức thiết được đặt ra trong văn bản: “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000” là gì?

A. Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và lời kêu gọi: “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”.
B. Thuốc lá giống như một thứ ôn dịch.
C. Gia tăng dân số gây trở ngại lớn tới đời sống và xã hội. D. Ô nhiễm môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại chỉ trong thời đại ngày nay.
Câu 4: Nội dung nào không cần thiết trong bài thuyết minh về một đồ dùng?
A. Xuất xứ, nguồn gốc
C. Cách sử dụng, bảo quản
B. Cấu tạo, công dụng
D. Cảm xúc, suy nghĩ về đồ dùng
PHẦN II. TỰ LUẬN (8 điểm)
Cho đoạn thơ sau:
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
(Trích Ngữ văn 8, tập II, NXB Giáo Dục)
1. Nêu tên tác phẩm, tác giả (0.5 điểm).
2. Từ “thảo” trong đoạn thơ trên được dùng với nghĩa nào?(0.5 điểm).
3. Tóm tắt nội dung đoạn thơ bằng một câu (0.5 điểm).

4. Trong đoạn thơ trên có sử dụng biện pháp tu từ gì ? Nêu ngắn gọn tác dụng (0.5 điểm).

0 bình luận về “PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Câu 1: Dòng nào nói đúng giá trị nội dung của bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”? A. Hình tượng người anh hùng thất thế, gặp bước”

  1. PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

    Câu 1: C

    Câu 2: D

    Câu 3: A

    Câu 4: D

    PHẦN II. TỰ LUẬN (8 điểm)

    1.- Đoạn trích thuộc bài thơ “Ông đồ” 

    – tác giả : Vũ Đình Liên

    2. Từ “thảo”: nét nọ liền nét kia, thường có bỏ đi một số nét

    => trong bài thơ nghĩa là viết theo, viết nhanh, ý chỉ hành động viết điêu luyện, nghệ thuật.

    3. Đoạn thơ ca ngợi, trân trọng tài năng của ông đồ trong nghệ thuật viết chữ.

    4. Biện pháp tu từ:

    -So sánh: làm nổi bật tài năng viết chữ của ông đồ: chữ viết đẹp, mềm mại, phóng khoáng, có hồn

    => Ngợi ca ông đồ, một tài năng nghệ thuật

    Bình luận

Viết một bình luận