PHẦN I:TRẮC NGHIỆM Câu 1.Trong câu:“Chích bông sà xuống vườn cải. Nó tìm bắt sâu bọ” từ “nó” được dùng như thế nào? A. Là đại từ, dùng để thay thế cho

PHẦN I:TRẮC NGHIỆM
Câu 1.Trong câu:“Chích bông sà xuống vườn cải. Nó tìm bắt sâu bọ” từ “nó” được dùng như thế nào?
A. Là đại từ, dùng để thay thế cho động từ B. Là đại từ, dùng để thay thế cho cụm động từ
C. Là đại từ, dùng để thay thế cho danh từ D. Là đại từ, dùng để thay thế cho tính từ
Câu 2. Trong câu thơ: Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay / Vượn hót chim kêu suốt cả ngày.” Từ “hay” thuộc từ loại nào?
A. Tính từ B. Danh từ C. Động từ D. Đại từ
Câu 3. Hai từ chiếu trong câu : Ánh nắng chiếu qua cửa sổ, lên cả mặt chiếu. có quan hệ với nhau như thế nào ?
A. đồng nghĩa B. đồng âm C. trái nghĩa D. nhiều nghĩa
Câu 4. Các dấu phẩy trong câu: “Núi đồi, thung lũng, bản làng chìm trong biển sương mù” có tác dụng gì?
A. Ngăn cách vế trong câu ghép B. Ngăn các trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
C. Ngăn cách các bộ phận cùng làm chức vụ D. Ngăn cách chủ ngữ với vị ngữ
Câu 5. “Hoa phượng màu hồng pha cam chứ không đỏ gắt như vông như gạo. Đến cái anh bằng lăng thì đã vừa hồng vừa tím.” Sự vật được nhân hóa trong đoạn văn là:
A. Hoa phượng B. Hoa bằng lăng C. Hoa gạo D. Hoa phượng và hoa gạo
Câu 6. Vị ngữ trong câu “Cây tre nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm.” có cấu tạo như thế nào?
A. Danh từ. B. Cụm danh từ. C. Nhiều tính từ. D. Cụm tính từ.
Câu 7. Từ chạy trong dòng nào đều mang nghĩa chuyển ?
A. hàng bán chạy, thi chạy B. chạy lũ, chạy bộ
C. chạy ăn, chạy việc D. chạy nhanh, con đường chạy qua đây.
Câu 8. Trong chuỗi câu “Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm …”, câu in đậm liên kết với câu đứng trước nó bằng cách nào?
A. Dùng từ ngữ nối và lặp từ ngữ. B. Dùng từ ngữ nối và thay thế từ ngữ.
C. Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ. D. Dùng từ ngữ nối và lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ
Câu 9. Câu: Nếu là chim, tôi sẽ là bồ câu trắng. Cặp quan hệ từ ở câu đã cho biểu thị gì ?
A. nguyên nhân-kết quả B. tăng tiến C. giả thiết-kết quả D. tương phản
Câu 10. Dấu phẩy trong câu có tác dụng gì?
“Nếu ta quen sống một cuộc đời phẳng lặng, ta sẽ mất đi sức mạnh tiềm tàng mà bẩm sinh mọi người đều có và chẳng bao giờ ta có thể bay được.”
A. Ngăn cách các vế câu. B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
C. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ. D. Ngăn cách chủ ngữ với vị ngữ
PHẦN II: BÀI TẬP
Câu 1. Câu tục ngữ sau nói về truyền thống gì?
a) Lá lành đùm lá rách.
b) Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
Câu 2 Nêu nghĩa của từ truyền thống. Đặt câu có từ truyền thống.
Câu 3. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống.
a) … kiến thức cho học sinh.
b) Kế tục và phát huy những … tốt đẹp.
c) Bài thơ có sức … mạnh mẽ.
d) Vua … cho con.
( truyền thống, truyền thụ, truyền ngôi, truyền cảm )
Bài làm
a) truyền thụ kiến thức cho học sinh.
b) Kế tục và phát huy những truyền thống tốt đẹp.
c) Bài thơ có sức truyền cảm mạnh mẽ.
d) Vua truyền ngôi cho con.
Câu 4. Trong bài thơ “ Tiếng ru ”, nhà thơ Tố Hữu có viết:
“ Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng.
Một người đâu phải nhân gian?
Sống trăng, một đốm lửa tàn mà thôi ”.
Từ cách diễn đạt giàu hình ảnh trong đoạn thơ trên, em hiểu nhà thơ muốn nói gì?

0 bình luận về “PHẦN I:TRẮC NGHIỆM Câu 1.Trong câu:“Chích bông sà xuống vườn cải. Nó tìm bắt sâu bọ” từ “nó” được dùng như thế nào? A. Là đại từ, dùng để thay thế cho”

  1. vì câu 8 bạn ko in đậm nên mk chưa làm được

    Câu 1: C

    Câu 2: A

    Câu 3: B

    Câu 4: C

    Câu 5: B

    Câu 6: D

    Câu 7: C

    Câu 9: C

    Câu 10: B

    Câu 1

     – Nói về truyền thống nhân ái, yêu thương, biết giúp đỡ lẫn nhau.

     – Nói về  truyền thống cần cù, siêng năng,chịu khó, chăm chỉ, có làm thì mới có ăn.

    Câu2

     – Truyền thống là những điều tốt đẹp được truyền từ đời này qua đời khác.

     – Áo dài là trang phục truyền thống của phụ nữ Việt nam.

    Câu 3

    a) Truyền thụ kiến thức cho học sinh.

    b) Kế tục và phát huy những truyền thống tốt đẹp.

    c) Bài thơ có sức truyền cảm mạnh mẽ.

    d) Vua truyền ngôi cho con.

    Câu 4.

                                                                        Bài làm

       Đoạn thơ trên cho ta thấy cách diễn đạt giàu hình ảnh “một ngôi sao” thì chỉ có ánh sáng yếu ớt, không thể làm sáng được màn đêm, “một bông lúa chín” thì thật bé nhỏ, không thể làm nên mùa màng bội thu, “một người” thì không thể hiểu được là nhân gian được vì nhân gian là cõi đời nơi mà có cả loài người sinh sống. Một người dù có sống cũng chỉ giống như “đốm lửa tàn”, mà ánh sáng rất nhỏ của ngọn lửa sắp tắt chẳng có ý nghĩa gì cả. Qua khổ thơ trên, nhà thơ cho ta một lời khuyên vô cùng sâu sắc đó là: con người chỉ sống có nghĩa khi gắn liền với tập thể, không tách mình ra khỏi tập thể.

    # Chúc chủ tus học tốt ^-^

    Bình luận
  2. Phần 1:

    1 – C

    2 – A

    3 – B

    4 – C

    5 – B

    6 – D

    7 – B

    8 – A

    9 – C

    10 – B

    Phần 2:

    1

    a) Câu tục ngữ trên nói về truyền thống tương thân tương ái

    b) Câu tục ngữ trên nói về truyền thống lao động và hưởng thụ thành quả lao động

    2

    Truyền thống là  thói quen được hình thành lâu đời, trong lối sống và nếp nghĩ được truyền từ đời này sang đời khác.

    Làng em có truyền thống làm lược bí.

    3

    a) Truyền thụ

    b)Truyền thống

    c)Truyền cảm

    d)Truyền ngôi

    4

                Từ cách diễn đạt của nhà thơ,em hiểu được một cá thể nhỏ bé có cố gắng thế nào đi nữa cũng không thể gây dựng lên một thế giới sắc màu.Nếu một ngôi sao có sáng,nó cũng chỉ sáng được một phần bầu trời rộng lớn,một cây lúa có trĩu hạt cũng không thể gây dựng lên một vụ mùa bội thu.Từ đó,tác giả muốn khuyên nhủ chúng ta,một người dù có cố gắng như nào cũng không bằng được một tập thể cùng nhau cố gắng,khuyên nhủ chúng ta sống phải có đoàn kết,yêu thương,đùm bọc,giúp đỡ lẫn nhau.

    Bình luận

Viết một bình luận