PHẦN II. (5 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm tr

PHẦN II. (5 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.
(SGK Ngữ văn 9, tập 2)
Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó.
Câu 2. Nhân vật xưng tôi trong đoạn văn là ai? Điều gì khiến nhân vật tôi đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?

0 bình luận về “PHẦN II. (5 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm tr”

  1. Câu 1 :

    – Đoạn văn trên trích trong văn bản : Những ngôi sao xa xôi .

    – Tác giả : Lê Minh Khuê .

    – Hoàn cảnh sáng tác : Viết năm 1977 , giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc đang diễn ra rất ác liệt .

    Câu 2 :

    – Nhân vật xưng ” tôi ” trong đoạn văn là nhân vật chính của câu chuyện : Phương Định.

    – Điều khiến nhân vật “tôi” đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa là :

         Cô có cảm giác các chiến sĩ đang dõi theo từng bước đi của mình , và sự tự trọng trong suy nghĩ giản đơn : ” Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới. ” . Cảm giác ấy đã làm bùng lên ý chí giúp cô dũng cảm đối mặt với hiểm nguy .

    Bình luận
  2. Câu 1:

    Đoạn văn trên trích trong văn bản Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

    – Hoàn cảnh sáng tác:

    + Được viết năm 1971

    + Lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra vô cùng ác liệt, tác giả trực tiếp là chiến sĩ thanh niên xung phong ở Trường Sơn.

    Câu 2:

    – Nhân vật xưng tôi trong đoạn văn là Phương Định

    – Điều khiến nhân vật tôi đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa: Phương Định cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo → tiếp thêm sức mạnh, niềm tin → lấy lại tinh thần, khoogn sợ nữa

    Bình luận

Viết một bình luận